Cách Hiển Thị Phần Mở Rộng

Cách Hiển Thị Phần Mở Rộng

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU đạt gần 1,91 tỷ USD, tăng 1,63% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 11,54% trong tổng kim ngạch của Việt Nam sang thị trường này. Một số thị trường ghi nhận mức tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ năm 2023 là Hà Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Luxembourg … Dự báo, xuất khẩu hàng dệt may sang EU nửa cuối năm 2024 sẽ phục hồi rõ nét hơn khi vào mùa nghỉ lễ Giáng sinh và Tết dương lịch.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU đạt gần 1,91 tỷ USD, tăng 1,63% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 11,54% trong tổng kim ngạch của Việt Nam sang thị trường này. Một số thị trường ghi nhận mức tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ năm 2023 là Hà Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Luxembourg … Dự báo, xuất khẩu hàng dệt may sang EU nửa cuối năm 2024 sẽ phục hồi rõ nét hơn khi vào mùa nghỉ lễ Giáng sinh và Tết dương lịch.

DƯA HẤU ĐƯỢC XUẤT KHẨU CHÍNH NGẠCH VÀO TRUNG QUỐC

Nghị định thư xác định rõ các yêu cầu nhập khẩu từ phía Trung Quốc, nhằm đảm bảo quả dưa hấu tươi của Việt Nam tuân thủ các luật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc, cũng như yêu cầu về kiểm dịch thực vật; từ đó tạo cơ sở cho việc tuân thủ của các đơn vị sản xuất, đóng gói và xuất khẩu của Việt Nam.

Theo đó, dưa hấu Việt Nam không được nhiễm 5 loài đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống mà Trung Quốc quan tâm, bao gồm các loại: ruồi đục quả bactrocera correcta, bactrocera zonata, bactrocera latifrons, rệp phenacoccus solenopsi và vi khuẩn acidovorax avenae subsp.

"Đến thời điểm này cả nước đã có 162 vùng trồng dưa hấu và hơn 1.000 cơ sở đóng gói tại 38 tỉnh được cấp mã số để xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc".

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật.

Nghị định thư quy định tất cả vùng trồng và cơ sở đóng gói dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc phải đăng ký và được cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt. Vườn trồng phải áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP); phải đảm bảo giám sát vườn trồng và quy trình đóng gói tại cơ sở đóng gói. Cơ sở đóng gói phải xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc để có thể truy xuất vùng trồng đã được cấp mã số.

Bên cạnh đó, các lô hàng sẽ được nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho phép nhập khẩu trái cây; phải tiến hành kiểm dịch thực vật lấy mẫu 2% và phải phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia của Trung Quốc.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết tính đến thời điểm ngày 14/12/2023, có 14 loại nông sản của Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, gồm: Thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, vải, thạch đen, chanh dây, sầu riêng, khoai lang và yến sào. Ngoài ra, Trung Quốc đã cho phép xuất khẩu biên mậu đối với 12 mặt hàng rau quả, sữa, 805 cơ sở chế biến thủy sản, 40 cơ sở bao gói cua, tôm hùm sống và 5 cơ sở bao gói tôm sú, tôm thẻ chân trắng; 128 loài/loại sản phẩm và 48 loài thủy sản.

TRUNG QUỐC CHIẾM 23,2% THỊ PHẦN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết thị trường Trung Quốc dẫn đầu trong tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam, với khoảng 11,5 tỷ USD trong 11 tháng của 2023, chiếm tỷ trọng 23,2%.

Sở dĩ xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong năm nay - với mức tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm trước, là nhờ nhiều Nghị định thư giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được ký kết trong năm 2022, giúp nhiều loại nông sản đã được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này.

Mặt khác, Trung Quốc bãi bỏ chính sách Zero Covid, giảm bớt và đi đến bãi bỏ các biện pháp kiểm soát dịch chặt chẽ, giúp giải phóng nhu cầu tiêu dùng khổng lồ của thị trường, đồng thời giúp quá trình thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa, nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Trung Quốc hiện chiếm gần 54% tổng giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam; trong đó tới 90% sản lượng trái vải xuất khẩu, 80% sản lượng thanh long xuất khẩu, hơn 90% sản lượng sắn và sản phẩm chế biến từ sắn.

Đáng chú ý, sầu riêng tươi là loại trái cây có giá trị kinh tế cao và rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng, với kim ngạch xuất khẩu riêng mặt hàng này sang Trung Quốc trong 11 tháng đã đạt hơn 2,1 tỷ USD.

Tại Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc ngày 13/12 nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp thiết thực nhằm mở rộng quy mô thương mại song phương theo hướng cân bằng, bền vững. Hai bên nhất trí, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, bảo đảm hài hòa về tiêu chuẩn đối với hàng hóa và sản phẩm của Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác thương mại song phương.

Phía Trung Quốc sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường đối với nông sản của Việt Nam như dừa tươi, sản phẩm trái cây đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, roi, dược liệu đông y có nguồn gốc thực vật, thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm.

Phía Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy nhập khẩu các loại cá tầm của Trung Quốc, tăng cường giao lưu, trao đổi giữa các tổ chức ngành nghề của hai bên, thúc đẩy các ngành nghề liên quan của hai nước phát triển lành mạnh.

"Thị phần của nông sản Việt Nam hiện chiếm chưa đến 5% tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này của Trung Quốc. Đây cũng chính là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam gia tăng thị phần các mặt hàng nông lâm thủy sản chất lượng cao của mình tại thị trường Trung Quốc”.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Tiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hai bên cũng nhất trí áp dụng các biện pháp hiệu quả bảo đảm thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng giữa hai nước và trong khu vực. Nâng cao hiệu suất thông quan, thúc đẩy xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa qua khu vực mốc 1088/2-1089 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài (khu vực mốc 1090-1091) thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc); phân luồng hợp lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới, bảo đảm các cửa khẩu biên giới trọng điểm vận hành thông suốt....

Chia sẻ với các nhà báo, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến bày tỏ: "Ngành nông nghiệp Việt Nam kỳ vọng sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, giao thương nông sản sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa".

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, với dân số hơn 1,4 tỷ người, tầng lớp trung lưu ngày càng lớn, Trung Quốc là thị trường lớn cho nhiều loại mặt hàng nông lâm thủy sản chất lượng cao của Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội tăng tốc xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc, cần phải chứng minh cho người tiêu dùng Trung Quốc thấy được chất lượng vượt trội của nông sản Việt Nam, cùng với đó là độ tin cậy trong buôn bán.

"Việt Nam có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu, từ đó giữ vững và từng bước mở rộng thị phần xuất khẩu tại thị trường này. Cụ thể, thường xuyên cập nhật thông tin về nhu cầu thị trường và các quy định của phía Trung Quốc về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thông tin.

Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân cấp việc quản lý cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng cho các địa phương chủ động thực hiện công tác này từ khâu tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định cũng như cấp các mã số vùng trồng, cơ sở đóng và duy trì giám sát các điều kiện tại các khu vực đã được cấp mã số vùng trồng.

Các cơ quan chuyên môn của Việt Nam đã tích cực hướng dẫn, tập huấn chuyên môn cho người dân, doanh nghiệp về các quy định nhập khẩu của Trung Quốc.

Đồng thời, tăng cường hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc cấp, quản lý và sử dụng mã số tại các địa phương; phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trong thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; các đơn vị kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa và thông tin về vùng trồng, cơ sở đóng gói liên quan tới lô hàng; phát hiện, xử lý nghiêm và tuyệt đối không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho các lô hàng không tuân thủ quy định.

Nhìn chung, các doanh nghiệp và nông dân Việt Nam đã nhanh chóng tuân thủ và đáp ứng được các yêu cầu và quy định mới của phía Trung Quốc.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tăng cường đàm phán với phía Trung Quốc về xuất khẩu chính ngạch, đảm bảo nông lâm thủy sản xuất khẩu được chuẩn hóa, đồng bộ về chất lượng, bao bì, nhãn mác, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, có logo, nhãn hiệu, thương hiệu quốc gia.

Hiện, hai bên đang phối hợp chặt để hoàn thiện các thủ tục, tiến tới sớm ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, dược liệu và  một số loại trái cây có thế mạnh của Việt Nam sang Trung Quốc.

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, nếu Việt Nam “chớp” được thời cơ thì không chỉ mở rộng được thị phần xuất khẩu gạo trên thị trường truyền thống mà còn mở thêm thị trường mới.

Trước tình hình xuất khẩu gạo trong thời gian gần đây trên thế giới biến đổi liên tục như việc Nga chính thức rút khỏi Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen; Ấn Độ và UAE tạm dừng xuất khẩu gạo..., Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Trung đã có những chia sẻ với phóng viên TTXVN về cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam cũng như sự chủ động của ngành trong sản xuất để bảo đảm sản lượng ở mức cao nhất có thể.

- Nhiều ý kiến cho rằng việc một số nước liên tiếp hạn chế xuất khẩu gạo là cơ hội rất lớn cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cả về lượng và giá, bên cạnh đó cũng còn những ý kiến băn khoăn về đảm bảo an ninh lương thực. Thứ trưởng nhìn nhận như thế nào xung quanh vấn đề này?

Thứ trưởng Hoàng Trung: Liên quan đến việc điều chỉnh chính sách xuất khẩu gạo của một số nước, Bộ cũng đã có đánh giá tại sao các nước có sự điều chỉnh như vậy. Nguyên nhân chủ yếu mang tính chất nội tại của nước đó là bảo đảm giá cả trong nước, hoặc bị giảm sản lượng bị tác động bởi El Nino…

Chính vì vậy, việc điều chỉnh chính sách của các nước là bình thường. Nhưng việc điều chỉnh này đã tác động đến thị trường gạo trên thế giới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xem xét và đánh giá lại tình hình sản xuất lúa gạo trong nước. Đến nay, tổng diện tích sản xuất lúa gạo hàng năm là 7,1 triệu ha. Với sản lượng sẽ đạt từ 43-43,5 triệu tấn. Kế hoạch đặt ra này hoàn toàn có thể đạt được.

Khi cân đối tổng thể với tiêu dùng trong nước, Việt Nam còn khoảng 14-15 triệu tấn lúa, tương đương 7-7,5 triệu tấn gạo cho xuất khẩu.

Trước tình sản xuất và cân đối như vậy thì chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Với tình hình mới hiện nay, các doanh nghiệp Việt có nhiều lợi thế về giá đang lên, lại có sự chủ động, lợi thế trong ký kết hợp đồng để có giá lợi hơn. Khi doanh nghiệp có giá lợi hơn thì lợi nhuận người dân sẽ cao hơn.

Nhưng quan trọng là nếu Việt Nam “chớp” được thời cơ này thì còn có thể mở rộng được thị phần xuất khẩu gạo trên thị trường truyền thống và mở thêm thị trường mới. Từ đây, những năm sau, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ có kim ngạch tốt hơn.

- Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ có giải pháp chỉ đạo sản xuất như thế nào để tranh thủ thời cơ này, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Hoàng Trung: Đầu tiên là phải tuân thủ theo đúng Công điện số 610/CĐ-TTg ngày 03/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo. Theo đó, Thủ tướng đã có những chỉ đạo rất rõ cho các bộ, ngành, hiệp hội và đặc biệt là tổ chức sản xuất của các tỉnh thành.

Khi tổ chức sản xuất tốt và có sản lượng nhất định thì đây là điều kiện tiên quyết để chúng ta có lợi thế và doanh nghiệp có thể đàm phán, ký kết hợp đồng tốt hơn, có lợi nhuận cao hơn.

[Bộ Công Thương yêu cầu cân đối xuất khẩu gạo và tiêu dùng nội địa]

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã tham mưu Thủ tưởng Chính phủ và có Tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác xuất khẩu gạo trong tình hình mới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tập trung bám sát tình hình thực tế, đặc biệt là thời tiết, để trên cơ sở đó có sự điều chỉnh cơ cấu giống, thời vụ phù hợp nhất.

Bộ cũng chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra giám sát, bảo đảm lúa sản xuất không bị dịch bệnh và không để giảm sản lượng do dịch bệnh.

Ngành chỉ đạo Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thủy lợi… thành lập các đoàn công tác địa phương để nắm chắc tình hình hạn mặn, điều kiện sản xuất để xem xét việc tăng diên tích sản xuất vụ Thu Đông.

Nếu có thể tăng thêm 50.000ha lúa Thu Đông thì chúng ta có thể thu thêm 100 triệu USD vụ này. Điều này vừa góp phần tăng cung ứng nguồn lương thực cho khu vực và thế giới, đồng thời mang lại thu nhập cho nông dân.

Vụ Đông Xuân 2023-2024, Bộ cũng đã quan tâm chỉ đạo rõ về kỹ thuật là bám sát tình hình hạn mặn; khung thời vụ xuống giống cố gắng tập trung gieo trồng vào tháng 10 và vụ Thu Đông thu hoạch càng sớm càng tốt.

Kết thúc xuống giống vụ Đông Xuân vào tháng 12/2023. Việc gieo trồng tập trung trong khung thời vụ như vậy sẽ bảo đảm né hạn mặn, né rầy…

Bộ cũng đã yêu cầu các đơn vị như Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tiếp tục xử lý các rào cản kỹ thuật để không chỉ xử lý vướng mắc trong xuất khẩu gạo mà còn mở rộng thêm các thị trường mới để đa dạng hóa thị trường.

Điều này sẽ bảo đảm sự bền vững và cung cấp sản lượng gạo cho khu vực và thế giới ngày càng nhiều và bền vững hơn.

- Dự báo Việt Nam sẽ chịu tác động của El Nino. Nhưng chúng ta cũng đã từng phải ứng phó với loại hình thiên tai này. Thứ trưởng chia sẻ về kinh nghiệm ứng phó của ngành để có thể bảo đảm sản lượng lúa tốt nhất?

Thứ trưởng Hoàng Trung: Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã từng ứng phó với nhiều hình thái thời tiết khác nhau, đặc biệt El Nino sẽ làm hạn mặn, thiếu nước trong sản xuất.

Chính vì luôn luôn phải chủ động ứng trực những loại hình thiên tai đó nên Bộ đã có nhiều giải pháp chủ động ứng phó.

Đầu tiên là chỉ đạo, ngành luôn theo dõ chặt chặt các dự báo bên khí tượng thủy văn để nắm bắt được dự báo chính xác. Ngành tổ chức kiểm tra thực tế xem vùng nào có khả năng xâm nhập mặn, hạn có thể đến sớm hơn và tiên lượng được trong thời gian tới sẽ có những biến động như thế nào. Trên cơ sở đó ngành điều chỉnh khung thời vụ sản xuất như sớm hơn hoặc né.

Bộ cũng cử các đoàn giám sát tại địa phương. Bởi nếu địa phương chủ quan trong theo dõi, giám sát và có chỉ đạo không đúng thì sẽ làm thiệt hại diện tích lớn.

Bên cạnh đó, ngành cũng tăng khuyến cáo địa phương sử dụng các giống ngắn ngày. Với cơ cấu giống ngắn ngày đã đem lại hiệu quả rất tốt trong né hạn mặn, thu hoạch sớm.

Quan trọng nhất là sự bám sát thực tế, chỉ đạo sát của Bộ và sự chủ động của địa phương sẽ đảm bảo sản xuất hiệu quả, đảm bảo được sự sinh trưởng, phát triển cây lúa cũng như sản lượng các vụ.

- Xin cảm ơn những chia sẻ của Thứ trưởng./.

CSVN – Thị phần cao su của Việt Nam tại Trung Quốc đã tăng liên tục trong hơn 10 năm qua, từ mức khiêm tốn 4,7% của năm 2014 lên hơn 22% của hiện tại. Ngược lại, thị phần của Thái Lan tại Trung Quốc đang ngày càng thu hẹp.

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cao su tự nhiên và tổng hợp (bao gồm cả mủ cao su Latex) của nước này trong quý I đạt 1,8 triệu tấn, trị giá 2,8 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng và giảm 6,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan, thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Trung Quốc giảm tới 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái xuống chỉ còn 588.265 tấn.

Việt Nam là nguồn cung lớn thứ hai với khối lượng đạt 402.669 tấn, giảm nhẹ 3,1%. Tuy nhiên, thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu cao su của Trung Quốc vẫn tăng lên mức 22,3% so với 21,2% của năm 2023. Như vậy, thị phần cao su của Việt Nam tại Trung Quốc đã tăng liên tục trong hơn 10 năm qua, từ mức khiêm tốn 4,7% của năm 2014 lên hơn 22% của hiện tại. Ngược lại, thị phần cao su của Thái Lan tại Trung Quốc trong quãng thời gian kể trên lại thu hẹp đáng kể từ hơn 40% xuống chỉ còn 32,6%.

Ngoài ra, Trung Quốc còn nhập khẩu cao su từ một số thị trường khác trong quý I năm nay như: Malaysia đạt 185.875 tấn, tăng 5,2%; Nga đạt 143.623 tấn, tăng mạnh 39,2%; Bờ Biển Ngà đạt 89.398 tấn, giảm 21,1%…Trong quý I, giá cao su xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1.395 USD/tấn, khá cạnh tranh so với mức giá 1.506 USD/tấn của Thái Lan, 1.497 USD/tấn của Malaysia và 1.510 USD/ tấn của Nga.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo năm 2024 tiếp tục là một năm có nhiều khó khăn, thách thức trên thị trường quốc tế, nhu cầu Trung Quốc – thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam vẫn là yếu tố chủ chốt tác động đến hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam. Thêm vào đó, những thay đổi bất lợi về thời tiết, thị trường, giá cao su sẽ biến động khó lường.

Hiện giá cao su tự nhiên đang tăng lên mức cao nhất trong 7 năm qua do nhu cầu ngày càng tăng từ ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc, cùng với sản lượng kém ở Thái Lan và Indonesia. Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng cao, mở ra triển vọng khả quan cho ngành cao su Việt Nam.

Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu, nguồn cung cao su có thể tiếp tục thiếu hụt trong năm 2024- 2025, thị trường toàn cầu có thể sẽ thiếu hụt khoảng 600- 800 nghìn tấn mỗi năm. Sự chênh lệch cung – cầu này đến từ tiêu thụ cao su thiên nhiên trên toàn cầu có thể duy trì tốc độ tăng trưởng từ 4-6% mỗi năm, nhờ vào sự phục hồi của ngành sản xuất ô tô và lốp xe toàn cầu, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến chỉ tăng trưởng bình quân khoảng 1-3%/năm trong giai đoạn 2024- 2025. Diện tích trồng cao su tại Thái Lan và Indonesia liên tiếp giảm do dịch bệnh trên cây cao su và xu hướng chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Hiệu suất thu hoạch cao su cũng đã giảm xuống trong những năm gần đây do dịch bệnh và thời tiết cực đoan. Đặc biệt, năm 2024 dự báo sẽ là năm khắc nghiệt với cây cao su khi chuyển giao giữa hiện tượng El Nino và La Nina, gây ra nhiều biến động trong mùa vụ khai thác cao điểm tại khu vực Đông Nam Á.

Trong quý I năm nay, xuất khẩu cao su tự nhiên và cao su hỗn hợp của Thái Lan chỉ đạt 1,08 triệu tấn, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, xuất khẩu cao su của Indonesia giảm 19,7%, xuống chỉ còn 399.000 tấn.