Có vẻ như bạn đang dùng nhầm tính năng này do sử dụng quá nhanh. Bạn tạm thời đã bị chặn sử dụng nó.
Có vẻ như bạn đang dùng nhầm tính năng này do sử dụng quá nhanh. Bạn tạm thời đã bị chặn sử dụng nó.
Kích thước: đệm 17cm + xe D12cm x 5cm + nhà D4cm x C13cm Chất liệu: hợp kim + nhựa + gỗ
Kích thước: đệm 17cm + xe D12cm x 5cm + nhà D4cm x C13cm Chất liệu: hợp kim + nhựa + gỗ
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ, Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu. Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản, Bạch vân thiên tải không du du.
(Hạc vàng ai cưỡi đi đâu, Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ. Hạc vàng đi mất từ xưa, Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.)
→ Tất cả những điều đó đã làm cho câu thơ mang nhịp điệu man mác và diễn tả nối bàng hoàng đến ngẩn ngơ trước thực tại: người tiên và hạc vàng còn đâu nữa
⇒ Sự hụt hẫng, trống vắng, nuối tiếc trong tâm hồn nhà thơ
→ Bầu trời nhuốm màu tâm trạng của thi nhân, và phải chăng trong cái hiện hữu của đời người hẳn đã chứa bao cái muôn đời của muôn người.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ, Phương thảo lê thê Anh Vũ châu. Nhật mộ hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Hán Dương sông tạnh cây bày, Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non. Quê hương khuất bóng hoàng hôn, Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)
→ Cảnh đẹp, tươi tắn, bình dị nhưng lại vắng lặng, yên tĩnh như một bức tranh tĩnh vật. Một nỗi niềm u buồn phảng phất đâu đây.
⇒ Một nỗi buồn dày đặc, miên man mãi đến vô cùng, vô tận.
Tôi biết đến lầu Hoàng Hạc lần đầu qua bài thơ "Hoàng Hạc lâu" của Thôi Hiệu. Lúc ấy, chúng tôi vừa nhập môn, theo đòi học "chữ thánh hiền", vụng về, viết nát cả trang giấy ba chữ Hán "Hoàng Hạc lâu" đầy huyền bí. Rồi, mơ một ngày được đến Trung Hoa, lên lầu Hoàng Hạc, ngắm khói sóng Trường Giang, thể nghiệm cảm giác man mác sầu của nhà thơ, khi ông viết: "Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai".
Ðấy là câu thơ Thôi Hiệu mở đầu bài "Hoàng Hạc lâu" nổi tiếng và cũng là ý thơ gợi những thắc mắc cho người đời sau. Ai cưỡi Hạc vàng? Tại sao ngôi lầu cổ bên bờ Trường Giang này lại có tên là Hoàng Hạc...?
Có một cách giải thích là tên lầu bắt nguồn từ câu chuyện trong sách "Liệt tiên toàn truyện" của Vương Thế Trinh, đời Minh.
Chuyện kể rằng: Xưa có một người họ Tân, bán rượu ở chân núi Hoàng Cốc kiếm sống qua ngày. Một hôm có đạo sĩ già ăn mặc rách rưới đến xin rượu uống. Anh bán rượu nghèo tốt bụng, thấy ông lão đáng thương, bèn cho rượu uống. Từ đấy, ngày nào đạo sĩ cũng đến xin rượu.
Một hôm, đạo sĩ từ biệt anh bán rượu, nói: "Một năm qua, ngày nào anh cũng cho rượu uống, chẳng có gì đền đáp. Lão có con hạc quý, tặng anh để tỏ lòng biết ơn". Nói rồi ông lấy vỏ cam vẽ lên tường một con hạc, dặn: "Chỉ cần anh vỗ tay là hạc sẽ bay ra nhảy múa, mua vui cho khách". Dứt lời, đạo sĩ biến mất. Anh bán rượu làm theo, quả nhiên có hạc vàng bay ra nhảy múa.
Từ đấy, khách uống rượu hiếu kỳ kéo đến rất đông, chẳng bao lâu, anh trở nên giàu có. Bỗng một hôm, đạo sĩ quay lại nói: "Mười năm qua, tiền anh kiếm được chắc đã đủ trả chỗ rượu anh cho lão uống?". Rồi, ông rút cây sáo thần thổi lên một khúc, gọi hạc vàng bay ra, cưỡi hạc bay đi mất. Vì thế, về sau, căn lầu xây ở nơi này được mang tên lầu Hoàng Hạc. Trong lầu Hoàng Hạc ngày nay còn lưu rất nhiều các bức tranh, tượng của các nghệ sĩ Trung Quốc mô tả điển tích này.
Có một cách giải thích khác cho rằng, ngọn núi xây lầu Hoàng Hạc, xưa có tên là Hoàng Cốc. Trong Hán văn cổ, chữ "cốc" và chữ "hạc" đều thông dụng, viết gần như nhau, nên núi Hoàng Cốc còn được gọi là Hoàng Hạc. Ðây cũng là nơi loài thiên nga thường bay về tránh rét mùa đông, dân gian liên tưởng đến loài hạc huyền thoại, nên gọi tên núi là Hoàng Hạc.
Lầu Hoàng Hạc vốn là một đài quan sát quân sự, được xây từ thời Tam Quốc, ở bờ nam Trường Giang, thuộc địa phận nước Ngô (thành phố Vũ Xương, Vũ Hán ngày nay). Ðài quan sát này tồn tại được 50 năm, thì nước Ngô bị diệt vong. Từ đấy nó không còn ý nghĩa quân sự nữa. Nhưng, do được xây ở nơi phong cảnh hùng vĩ, lầu Hoàng Hạc dần dần trở thành điểm tham quan của tao nhân, mặc khách, và ngày càng nổi tiếng, là biểu tượng, niềm tự hào của người dân Vũ Hán. Các nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, danh sĩ bao đời như: Mạnh Hạo Nhiên, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Nhạc Phi, Tô Thức... và cả nguyên Chủ tịch Trung Quốc Mao
Trạch Ðông, đã nhiều lần đến đây và tốn không ít giấy mực để ngợi ca cảnh đẹp nơi này.
... Mà nay Hoàng Hạc tên lầu còn trơ"
Có lẽ, khi Thôi Hiệu viết câu thơ trên, ông không thể hình dung lầu Hoàng Hạc sẽ thay đổi thế nào cùng những thăng trầm lịch sử ngót hai nghìn năm. Cho đến nay, dù "Hoàng Hạc tên lầu" còn trơ gan cùng tuế nguyệt, song ngôi lầu này đã bị tàn phá rồi xây lại biết bao lần.
Ngày nay, trên tầng hai của lầu Hoàng Hạc, người ta đã dựng lại, trưng bày mô hình ngôi lầu qua các triều đại tiêu biểu. Dẫu khác nhau về phong cách kiến trúc, song mỗi thời, lầu lại mang một nét đặc sắc riêng. Ðiều đó cũng cho thấy, ở mọi triều đại, người Trung Hoa đều yêu mến, trân trọng cảnh đẹp nơi này.
Lầu Hoàng Hạc đời Tống mang dáng vẻ uy hùng; đời Nguyên đường hoàng; đời Minh, tinh xảo; còn đời Thanh thì kỳ lạ, độc đáo.
Năm 1985, lầu Hoàng Hạc được chính phủ Trung Quốc cho xây dựng lại thành công viên du lịch, với quy mô lớn hơn trước. Khu du lịch này được xây dựng trong mười năm, trên diện tích gần 22 ha, với năm khu thắng cảnh đặc sắc.
Riêng lầu Hoàng Hạc xây trên diện tích 1.200 m2, ở độ cao 61,7 m so với mặt nước biển, gồm năm tầng (các đời trước xây 2 - 3 tầng), cao 51 m, tổng diện tích gần 4.000 m2. Về kiến trúc, xây theo mô hình lầu Hoàng Hạc đời vua Ðồng Trị, nhà Thanh, nhưng đồ sộ, đẹp hơn và không làm mất đi nét tạo hình đặc sắc của lầu Hoàng Hạc trong truyền thuyết.
Có thể nói, lầu Hoàng Hạc là khu cảnh quan mang vẻ đẹp quyện hòa của cả sông nước, núi non, lầu gác và thơ văn, nhạc họa. Dưới chân hồ Hoàng Hạc (phía nam lầu), ngày nay, người ta đã cho xây bức tường bia thơ và bia cổ dài 200m, khắc lại 23 bài thơ của danh sĩ các đời và tác phẩm của hơn 100 nhà thư pháp hiện đại, thể hiện các áng thơ, văn viết về lầu Hoàng Hạc. Ðó đây, trên thảm cỏ xanh quanh hồ, thấp thoáng bóng tượng của những nhà thơ cổ trông như người thật, dáng phiêu diêu cùng bầu rượu, túi thơ.
Trong các bài thơ viết về lầu Hoàng Hạc, bài "Hoàng Hạc lâu" của Thôi Hiệu, đời Ðường, được đánh giá là tác phẩm thành công nhất. Bài thơ đã được Tản Ðà dịch ra tiếng Việt theo thể lục bát và không còn xa lạ với người Việt Nam. Tương truyền, khi "Thánh thi" Lý Bạch (nhà thơ nổi tiếng đời Ðường của Trung Quốc) đến lầu Hoàng Hạc du ngoạn, định đề thơ, nhưng đọc xong thơ Thôi Hiệu đã đề trước đó, ông đành nghiêng mình gác bút, ngửa mặt lên trời mà than rằng: Nhãn tiền hữu cảnh đạo vô đắc, Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu (tạm dịch: Cảnh đẹp nhường kia sao khó viết, Trên đầu Thôi Hiệu đã đề thơ).
Ðể ghi nhớ giai thoại văn học "Thôi Hiệu đề thơ, Lý Bạch gác bút" thú vị này, ngày nay ở phía nam lầu Hoàng Hạc, người ta xây dựng "Ðình gác bút", làm điểm tham quan, dừng chân cho du khách.
Xa nữa về phía nam, có "Lạc mai hiên", là nơi biểu diễn các điệu múa, bản nhạc cổ nổi tiếng của nước Sở thuở xưa, để phục vụ khách tham quan. Các nhân viên hướng dẫn ở đây giải thích với chúng tôi rằng: "Lạc mai hiên" là lấy tên từ ý thơ của Lý Bạch, trong câu thơ: Hoàng Hạc lầu trung suy ngọc địch, Giang thành ngũ nguyệt lạc mai hoa (tạm dịch: Sáo ngọc thổi trong lầu Hoàng Hạc, Mai giang thành rụng hết tháng 5). Sát cổng phía nam của khu lầu Hoàng Hạc, có phố cổ Hoàng Hạc, với các gian hàng trải rộng trên 5.500 m2, mô phỏng cảnh phố xá buôn bán sầm uất của dân nước Sở thời cổ.
Ðứng trên lầu Hoàng Hạc hôm nay, ta không chỉ được ngắm khói sóng Trường Giang và "Bãi xa Anh Vũ xanh vời cỏ non", mà còn được ngắm toàn cảnh thành phố Vũ Hán đang vươn mình trong quá trình hiện đại hóa. Dưới chân lầu là cầu Trường Giang số 1 hối hả xe qua, nối trung tâm công nghiệp Hán Dương với thành phố Vũ Xương, trung tâm chính trị - giáo dục của Vũ Hán. Phía xa, bên phải bờ bắc Trường Giang là Hán Khẩu, trung tâm thương mại - dịch vụ của thành phố, nơi có bến sông du lịch dài 5 km, vừa được xây dựng theo mô hình Bến Thượng Hải. Và, trong áng chiều tà, ngắm nắng lung linh dát bạc trên những con sóng Trường Giang cuộn đổ phía xa, bất giác ta lại nhớ những vần thơ "Hoàng Hạc lâu" huyền thoại: "Hạc vàng ai cưỡi đi đâu...?".
Bài và ảnh QUỐC TRƯỜNG(Phóng viên báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc)