Lớp tiếng Nhật giao tiếp tại Nhật ngữ SOFL
Lớp tiếng Nhật giao tiếp tại Nhật ngữ SOFL
Với đội ngũ giáo viên giỏi, cơ sở vật chất tiện nghi - hiện đại, giáo trình chuẩn quốc tế... mà học phí lại vô phù hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng thì tội gì không đăng ký học để nâng cao trình độ tiếng Nhật giao tiếp của mình nhỉ? Nếu bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Để có thể giao tiếp tiếng Nhật cơ bản được cần học trong bao lâu?” rồi thì hãy đăng ký học ngay thôi.
BizLive - 26/09/2022 2:07:44 CH
Thống kê của BSC cho biết, thị trường chứng khoán thường giảm ngay tức thì khi lãi suất tăng, hồi phục trở lại vào tháng thứ 3 sau khi thông tin tiêu cực đã được phản ánh hết và bắt đầu xuất hiện những dòng tiền bắt đáy.
VN-Index đang phản ứng tiêu cực trước thông tin tăng lãi suất điều hành (Ảnh minh hoạ)
Mặc dù thông tin tăng lãi suất điều hành được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định đưa ra vào tuần vừa qua không nằm ngoài dự báo của giới chuyên gia và các công ty chứng khoán cũng như nhà đầu tư. Tuy nhiên, sang đến phiên thứ 2 sau thông tin tăng lãi suất, thị trường lại có những phản ứng tiêu cực hơn nhiều.
Tạm dừng phiên sáng 26/9, VN-Index giảm gần 30 điểm xuống 1.173,64 điểm, tương đương mức giảm gần 2%. Hiện vẫn chỉ có KOSPI và TWSE đang giảm trên 2% trong khi các chỉ số chứng khoán khác chỉ dao động quanh 1%. Biên độ của các cổ phiếu trên sàn đều đang được nới ra thêm trong khi đó độ rộng cũng đang chứng kiến gần 90% mã giảm.
Đánh giá về tác động của việc tăng lãi suất lên thị trường chứng khoán, Chứng khoán BSC cho biết, thống kê quá khứ những lần phản ứng của VN-Index trước thông báo tăng lãi suất điều hành và cho biết, khi NHNN công bố nâng lãi suất điều hành thì TTCK Việt Nam thường có xu hướng giảm ngay tức thì so với thời điểm trước khi công bố. Đó là phản ứng ngắn hạn của thị trường trước thông tin tiêu cực.
Tuy nhiên, tính đến tháng thứ 3 thì thị trường đã hồi phục trở lại sau khi thông tin tiêu cực đã được phản ánh hết và bắt đầu xuất hiện những dòng tiền bắt đáy, ngoại trừ hai giai đoạn thị trường giảm rất sâu là 2008 và 2011 do bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái toàn cầu 2008, cùng với đó là sự gia tăng nợ khó đòi của ngân hàng và đổ vỡ tín dụng đen tạo điểm tối đáng ngại trong bức tranh tài chính Việt Nam 2011. Tình trạng lạm phát đi kèm suy thoái có tác động nặng nề đến thị trường chứng khoán khi đó.
Theo BSC, việc NHNN nâng lãi suất điều hành có tác động ngược chiều với xu hướng của VN-Index do kỳ vọng của các nhà đầu tư vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị giảm. Bởi lẽ, trong bối cảnh lãi suất tăng, lợi nhuận có thể giảm khi chi phí đi vay tăng cũng như nhu cầu đi vay để thực hiện thêm các dự án đầu tư, hoạt động tài chính và các thương vụ M&A bị hạn chế hơn.
Ngoài ra, người tiêu dùng sẽ chi tiêu ít hơn khi các mức lãi suất cho vay tăng và từ đó làm giảm doanh số bán hàng của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, BSC vẫn bày tỏ quan điểm lạc quan khi yếu tố vĩ mô của Việt Nam vẫn đang duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tăng trưởng GDP thực trong quý tăng lên mức 7,7% so với cùng kỳ năm 2021 và cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 5,03% của quý 1/2022.
Bên cạnh đó, lạm phát Việt Nam vẫn ở dưới ngưỡng mục tiêu, cho thấy ở thời điểm hiện tại nhập khẩu lạm phát chưa đáng kể, áp lực NHNN phải tham gia vào cuộc chạy đua thắt chặt chính sách tiền tệ cùng với các NHTW khác trên thế giới chưa quá nặng nề.
Tại báo cáo, BSC lưu ý giá hàng hóa thế giới mặc dù đã có dấu hiệu đạt đỉnh nhưng vẫn ở mức cao, cùng với tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì suy giảm sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của các quốc gia có độ mở lớn như Việt Nam.
Về nhóm ngành hưởng lợi bởi quyết định tăng lãi suất điều hành, theo BSC là nhóm ngành có giá đã điều chỉnh đủ sâu, thường có P/E thấp và sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc tăng lãi suất bằng những nhóm cổ phiếu chưa điều chỉnh; (2) là nhóm các doanh nghiệp vay nợ ít, nhờ đó sẽ tiết kiệm được chi phí lãi vay trong giai đoạn lãi suất cao; (3) những doanh nghiệp có nhiều tiền mặt, từ đó sẽ hưởng lợi từ việc đem lượng tiền mặt dư thừa đi gửi tiết kiệm ngân hàng để hưởng mức lãi cao.
Hỏi: Chào Trung tâm tiếng Nhật SOFL!
Em là Trang, hiện nay 24 tuổi, công ty em mới liên kết kinh doanh với một công ty Nhật Bản nên em muốn học thêm tiếng Nhật giao tiếp để tiện giao tiếp trong công việc. Vậy nên SOFL cho em hỏi là để có thể giao tiếp tiếng Nhật cơ bản được cần học trong bao lâu? Học phí có bao nhiêu? Em xin cảm ơn!
Học giao tiếp tiếng Nhật cơ bản trong bao lâu
Nhật ngữ SOFL rất vui vì Trang đã gửi câu hỏi đến, về vấn đề học trong bao lâu có thể giao tiếp tiếng Nhật cơ bản được thì SOFL xin được trả lời như sau:
Không chỉ nói riêng về tiếng Nhật mà với bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới, nếu bạn cố gắng thì chỉ trong vòng 6 tháng là bạn có thể trao đổi, giao tiếp cơ bản về ngôn ngữ này rồi nhé. Tuy nhiên để có thể hiểu sâu hay đạt trình độ cao, lưu loát thì thời gian này còn tùy thuộc vào sự nỗ lực, trình độ tiếp thu và khả năng ghi nhớ của từng người. Không ai giống ai cả, thời gian học là khác nhau nhé.
Hiện nay, tiếng Nhật đang trở nên khá phổ biến có nhiều công ty Nhật Bản đầu tư vào nước ta, nếu công ty của bạn cũng đang liên kết với công ty Nhật Bản thì việc bổ túc thứ tiếng này đúng thời điểm thật sự rất tốt. Không những tiện cho công việc mà nó còn tạo cho bạn cơ hội thăng tiến hơn nữa đấy. Với tiếng Nhật, thì sau khoảng 6 tháng là bạn có thể giao tiếp cơ bản được, ví dụ như giới thiệu bản thân, miêu tả sự vật, hay miêu tả một số công việc hàng ngày…
Số từ vựng đủ để giao tiếp tiếng Nhật cơ bản không quá lớn chỉ dao động trong khoảng từ 1.000 đến 1.500 từ và một số mẫu câu cơ bản là đủ. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải học tập thường xuyên, không được ngắt quãng, khả năng tiếp thu và sự cần cù của bạn cũng sẽ trả lời cho câu hỏi học tiếng Nhật bao lâu đấy. Thời gian bao lâu, nhanh hay chóng tùy thuộc hoàn toàn vào bản thân bạn.
Có người chỉ học 2 - 3 tháng thôi cũng có thể giao tiếp được rồi, tuy nhiên cũng có người học cả năm trời vẫn không thể nhớ được từ vựng, ngữ pháp. Điều này phụ thuộc vào phương pháp học tiếng Nhật của bạn đã phù hợp hay chưa, trình độ của bạn đến đâu, đây cũng được coi là điểm mấu chốt.
Nếu tìm bạn tìm được một trung tâm tiếng Nhật uy tín với đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết, có phương pháp học tốt thì việc học tiếng Nhật giao tiếp sẽ trở nên nhanh chóng hơn trong thời gian ngắn nhất.
Về học phí học tiếng Nhật giao tiếp trong khoảng từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng, áp dụng cho từng khóa học từ cơ bản đến nâng cao. Với mức học phí không quá cao này, bạn hoàn toàn có thể sở hữu cho mình một khóa học chất lượng.
Nếu bạn còn lo lắng về việc lựa chọn địa chỉ học cho mình bạn có thể tìm hiểu khóa học tiếng Nhật giao tiếp cơ bản tại Nhật ngữ SOFL.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong việc đào tạo tiếng Nhật, Trung tâm Nhật ngữ SOFL luôn là địa chỉ học tiếng Nhật giao tiếp uy tín và quen thuộc của các bạn học viên tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.