Nhà Xuất Bản Công An Nhân Dân

Nhà Xuất Bản Công An Nhân Dân

Save on PinterestShare on FacebookShare on TwitterLike this design

Save on PinterestShare on FacebookShare on TwitterLike this design

Trang phục CAND từ ngày 6/6/2016

Màu sắc trang phục về cơ bản giữ nguyên song chất lượng vải tốt hơn, màu hơi đậm hơn.

Kiểu dáng thống nhất với nam giới là áo cổ đứng, sơ mi.

Điểm mới trong trang phục nữ là màu sắc của cầu vai, cổ bẻ cứng chữ "K" (tương tự trang phục cũ). Trước đây cổ áo cả nữ và nam có cành tùng nay thay bằng hình công an hiệu.

Trên quân phục mới, bảng tên có hình chữ nhật, nền màu xanh lam với chữ, số, đường viền màu vàng. Trên bảng tên, nếu là cán bộ giữ chức vụ có 3 dòng gồm: họ tên, chức vụ, số hiệu. Cán bộ không giữ chức vụ ghi họ tên, số hiệu. Với học viên, số hiệu in trực tiếp vào ngực phải áo; chữ, số, đường viền màu vàng sẫm.

Riêng lực lượng cảnh sát cơ động, phần cầu vai có sự khác biệt ở màu sắc vạch. Theo trung úy Đinh Hải Yến: "Vạch xanh để phân biệt giữa đội làm chuyên môn về kỹ thuật như hậu cần, tuyên truyền, kế toán với các đội làm nghiệp vụ".

Theo kế hoạch, trang phục của cảnh sát cơ động, cảnh sát cơ động đặc nhiệm đang được cải tiến, ít nhất 3 tháng nữa mới hoàn thiện và cấp phát.

Trang phục thu đông đã triển khai vào ngày 1/11/2016.

Đa số phương tiện di chuyển của lực lượng Công an nhân dân ở Việt Nam đều là xe ô tô có màu trắng hoặc đen, sọc xanh dương với các dòng chữ như "Cảnh sát", "Cảnh sát giao thông", "Cảnh sát 113" được in lên chỗ dễ thấy. Do đặc tính về cơ sở hạ tầng, đường sá và mật độ lưu thông ở Việt Nam nên các phương tiện di chuyển này thường là xe mô tô có đặc điểm nhỏ gọn, tiện dụng, bền, hiệu quả cao và chi phí bảo trì rẻ. Vì vậy ít thấy những chiếc xe motor phân khối lớn cồng kềnh hay những chiếc xe tải, xe đặc dụng to lớn. Các phương tiện di chuyển này tất cả đều phải gắn còi ưu tiên, loa phát tín hiệu, đèn xoay khẩn cấp. Ngoài ra còn một số xe đặc chủng dành cho các nhiệm vụ đặc biệt khi cần thiết.

Thông thường, các loại xe hai bánh phân khối lớn được sử dụng bởi cảnh sát giao thông, cảnh sát phản ứng nhanh 113, cảnh sát cơ động hoặc cảnh sát trật tự cơ động.

Xe mô tô đặc chủng phân khối lớn

Các lực lượng CAND thường sử dụng các phương tiện của thương hiệu Honda và Yamaha như: Honda CB-250, Honda CBX-250, Honda CB-300F, Honda CBX-750, Yamaha FJR-1300P,...

Các lực lượng CAND thường sử dụng các phương tiện của thương hiệu Toyota, Ford, Mitsubishi, Lexus,...

Cấp bậc của cán bộ, chiến sĩ Công an Việt Nam phân thành 5 cấp: cấp tướng (4 bậc); cấp tá (4 bậc); cấp úy (4 bậc); cấp hạ sĩ quan (3 bậc); và cấp chiến sĩ (2 bậc); với danh xưng tương tự hệ thống cấp bậc của quân đội. Ngoài ra còn được phân loại thành Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật. Cấp bậc thấp nhất của Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là Hạ sĩ và cao nhất là Thượng tá.

Theo Luật Công an nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20-11-2018.

Luật gồm 7 chương, 46 điều. Luật có hiệu lực từ 1-7-2019. Các quy định về cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng; phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng có hiệu lực thi hành từ ngày 11-1-2019.

Bộ trưởng Bộ Công an đương nhiệm là Đại tướng An ninh nhân dân Lương Tam Quang.

Ở những đơn vị được giao nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt hoặc địa bàn có vị trí trọng yếu về an ninh, trật tự thì cấp bậc hàm cao nhất có thể cao hơn một bậc so với cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ tương ứng.

Hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân như sau:

- Cấp tướng: tương tự cấp Đại tá.

Sĩ quan Công an nhân dân được kéo dài tuổi phục vụ phải đủ các điều kiện như đơn vị trực tiếp sử dụng sĩ quan hoặc đơn vị khác trong Công an nhân dân thực sự có nhu cầu; sĩ quan Công an nhân dân có phẩm chất tốt, sức khoẻ tốt, tự nguyện và có một trong hai điều kiện: cán bộ nghiên cứu khoa học trong Công an nhân dân có học hàm, học vị Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ; danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.

Cán bộ trong Công an nhân dân đang tham gia vào chương trình, đề tài khoa học cấp Nhà nước; chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực công tác của Công an nhân dân cũng có thể được kéo dài tuổi phục vụ. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.[1]

Bài chi tiết: Bộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)

Từ năm 1975 đến 1998, Bộ Công an hợp nhất với Bộ Nội vụ. Chức vụ Bộ trưởng cũng được đổi thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Từ năm 1998, Bộ Nội vụ đổi tên thành Bộ Công an, dùng lại chức danh cũ Bộ trưởng Bộ Công an. Trong bảng dưới đây thống nhất trình bày dưới tên gọi chức danh thuộc Bộ Công an.

Tới dự có các đồng chí: Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Đại tá, Thạc sĩ Phạm Văn Trường, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Quân đội nhân dân nhấn mạnh: Trong suốt quá trình hoạt động xuất bản, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vinh dự được các cộng tác viên là những nhà lãnh đạo nổi tiếng như: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Lê Duẩn, Tổng Bí thư Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Đại tướng Nguyễn Quyết… đều tin cậy giao Nhà xuất bản biên tập xuất bản các tác phẩm của mình. Những tác phẩm kinh điển về lãnh đạo, chỉ đạo, hồi ký, luận văn... là di sản văn hóa quân sự để lại cho các thế hệ mai sau. Đặc biệt, thể loại sách văn học về đề tài Lực lượng vũ trang và Chiến tranh cách mạng, đã có nhiều cộng tác viên là những nhà văn nổi tiếng đã lựa chọn Nhà xuất bản Quân đội nhân dân là địa chỉ tin cậy để xuất bản.

Thay mặt cho Đảng ủy, Ban Giám đốc, cùng toàn thể cán bộ, biên tập viên, nhân viên, chiến sĩ Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Đại tá Phạm Văn Trường bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông... đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hợp tác, giúp đỡ, tạo điều kiện về nhiều mặt, giúp Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát triển, trưởng thành và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao trong suốt thời gian qua. Đại tá Phạm Văn Trường trân trọng cảm ơn đối với các cộng tác viên trong và ngoài quân đội, những người đã luôn dành hết tài năng, tâm huyết và trách nhiệm cao cả gửi gắm bản thảo cho Nhà xuất bản biên tập xuất bản.

Đại tá Phạm Văn Trường mong muốn trong thời gian tới, các cộng tác viên phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Nhà xuất bản trong xây dựng kế hoạch bản thảo, thiết thực hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944/22-12-2024), 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944/22-12-2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954/7-5-2024).

Đại diện các cộng tác viên tiêu biểu là Đại tá, nhà văn Chu Lai; GS, TS Đinh Xuân Dũng; Thiếu tướng, PGS, TS Nguyễn Bá Dương, Đại tá, TS Nguyễn Kiêm Việt đã bày tỏ biết ơn Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã luôn đồng hành cùng những người viết trên con đường sáng tạo, nghiên cứu khoa học cho ra đời những ấn phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của độc giả.

Phát biểu tại buổi lễ, Trung tướng Nguyễn Văn Gấu nhiệt liệt biểu dương, khen ngợi và chúc mừng những cống hiến, đóng góp của cán bộ, biên tập viên, nhân viên, chiến sĩ Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã đoàn kết phấn đấu, vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc biệt là nhiệm vụ xuất bản sách, xứng đáng với lòng tin của bạn đọc, là “địa chỉ đỏ” của các cộng tác viên và là trung tâm xuất bản của toàn quân, một trong những ngọn cờ đầu của ngành xuất bản toàn quốc.

Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã tổ chức xuất bản được nhiều tác phẩm ghi dấu trong lòng bạn đọc; làm cho uy tín, vị thế của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ngày càng tăng cao. Cùng với xuất bản sách truyền thống, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã triển khai thực hiện, hoàn thành hệ thống xuất bản điện tử để phát hành trên hệ thống mạng nội bộ quân đội và mạng internet. Có thể nói, công tác xuất bản của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã có bước phát triển vững mạnh, toàn diện; số lượng và chất lượng đều tăng lên, nội dung phong phú, thể loại đa dạng, hình thức đẹp, hấp dẫn, được nhiều bạn đọc quan tâm, nhiều tác phẩm có giá trị cao. Các xuất bản phẩm của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân luôn giữ vững định hướng chính trị, tư tưởng, thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, sát đối tượng phục vụ, phản ánh đúng tình hình trong nước và Quân đội; luôn đổi mới, sáng tạo, góp phần định hướng chính trị tư tưởng cho bộ đội; tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Quân đội.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, để Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lan tỏa, rộng khắp, có chất lượng, hiệu quả cao, đáp ứng tốt nhu cầu đời sống văn hoá tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và bạn đọc; đồng chí Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đề nghị Nhà xuất bản Quân đội nhân dân thực hiện tốt một số nội dung sau:

Các cơ quan, đơn vị trong toàn quân và Nhà xuất bản QĐND tiếp tục quán triệt, nhận thức đúng đắn vị trí, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của sách, của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Công tác biên tập, xuất bản, phát hành sách phải hướng về bạn đọc, thường xuyên đổi mới, sáng tạo, phong phú về hình thức, đảm bảo chất lượng nội dung tốt, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bộ đội; giữ vững trận địa chính trị của Đảng trong Quân đội, chủ động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, làm tỏa sáng hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.

Thường xuyên quan tâm bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam với nội dung, hình thức phong phú, sinh động; tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống xuất bản, phát hành, ứng dụng công nghệ thông tin để lôi cuốn người đọc đến với sách, nhất là phát huy tốt, khai thác có hiệu quả hệ thống xuất bản điện tử của Nhà xuất bản QĐND, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; bảo đảm sự đa dạng về thể loại sách, lĩnh vực, độ tuổi, sở thích và chuyên môn, chuyên ngành số trong lĩnh vực xuất bản; sách có thể in với nhiều thứ tiếng, ngôn ngữ khác nhau để từng bước hội nhập với các nước trên thế giới.

Chủ động xây dựng đội ngũ biên tập viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng và tính chuyên nghiệp trong công tác; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội; bảo đảm tốt tất cả các khâu, bước của quy trình xuất bản để sách ngày càng hay hơn, đẹp hơn, đáp ứng nhu cầu bạn đọc tốt hơn, nhanh và kịp thời hơn; nâng cao uy tín, vị thế, thương hiệu của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.

Làm tốt công tác sơ, tổng kết, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong quá trình biên tập, xuất bản và trong phong trào đọc sách; nhân rộng các điển hình tiên tiến, cách làm sáng tạo, hiệu quả; chấn chỉnh, nhắc nhở những biểu hiện coi nhẹ, nhận thức sai trái, lệch lạc trong thực hiện công tác xuất bản nói chung, trong tổ chức các hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam nói riêng. Phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ các cấp để cán bộ, chiến sĩ cấp dưới học tập noi theo, góp phần phát triển văn hóa đọc trong các cơ quan, đơn vị.