Thơ Về Hà Nội Tháng 4 Chữ

Thơ Về Hà Nội Tháng 4 Chữ

Thơ về trăng là biểu tượng lãng mạn được nhiều thi nhân sử dụng. Từ dòng thơ cho thiếu nhi, thơ trữ tình đến kháng chiến, trăng luôn có cách xuất hiện riêng khiến bạn phải bất ngờ vì cách dùng của tác giả.

Thơ về trăng là biểu tượng lãng mạn được nhiều thi nhân sử dụng. Từ dòng thơ cho thiếu nhi, thơ trữ tình đến kháng chiến, trăng luôn có cách xuất hiện riêng khiến bạn phải bất ngờ vì cách dùng của tác giả.

Bài thơ về Hà Nội cho trẻ mầm non

Hà Nội vào thu là những ngày đẹp nhất trong năm, bầu trời dường như trong xanh và cao hơn, ánh nắng vàng trải dài trên mọi con phố, nẻo đường. Đâu đó, chúng ta còn có thể ngửi thấy thoang thoảng mùi hoa sữa trong gió. Tự bao giờ, những hình ảnh như thế đã đi vào các bài thơ về Hà Nội, vào bài học của bao thế hệ học sinh.

Chia tay người Hà Nội (Bùi Thanh Tuấn)

(Nhạc sĩ Trương Quý Hải phổ nhạc thành bài hát Hà Nội mùa vắng những cơn mưa)

Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa,

Cái rét đầu đông giật mình bật khóc.

Hoa sữa thôi rơi những chiều tan học,

Cổ Ngư xưa lặng lẽ dấu chân buồn.

Trúc Bạch giận hờn phía cuối hoàng hôn,

Để con nước thả trôi câu lục bát.

Quán cóc liêu xiêu dăm ba tiếng nhạc,

Phía Hồ Tây vọng lại một câu Kiều.

Hà Nội trời buồn nhớ mắt người yêu,

Nhớ góc phố nhớ hàng me kỷ niệm.

Nhớ buổi chia tay mắt đầy hoa tím,

Ngõ hoa giờ hút dấu gót hài xưa.

Hà Nội mùa này nhớ những cơn mưa...

/ Trăng lưỡi liềm (Tác giả: Nguyễn Hưng Hải)

Trong kháng chiến, với tâm hồn thi sĩ bên cạnh tinh thần chiến đấu của mình. Các tác giả đã sáng tác ra rất nhiều bài thơ về trăng hay.

Khách đến thì mời ngô nếp nướng

Săn về thưởng chén thịt rừng quay

Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say

Kháng chiến thành công ta trở lại

Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

/ Tình trăng (Tác giả: Võ Văn Thuận)

Màn đêm tịch mịch phân ly ba đường

Gió lùa liễu rủ ba đường vấn vương

Cớ sao tạo hoá cắt thương tình chàng

Người thương vắng bóng giọt sầu lệ rơi

Lòng chàng với thiếp ai sầu hơn ai

Ngưu Lang chức nữ bắt đầu gặp nhau

Sao trăng không tỏ gặp nhau một lần.

Đêm tàn uống ánh trăng say Ước gì được cái chau mày từ em Mong hồ sóng nước trôi êm Để tôi nhớ được môi mềm ngày xưa

Em là cái nắng ban trưa Lòng oi bức lúc em vừa ngó sang Đường tôi thẳng tắp rẽ ngang Làm cho tôi viết trăm hàng thơ yêu

Trong tôi khoảng lặng cuối chiều Cũng bừng sáng dậy đánh liều nhớ em Thì ra nỗi nhớ là đêm Yêu em là mấy nghìn đêm đen buồn

Mà em đâu biết ngọn nguồn Thành ra em cũng không buồn để tâm Cho tôi ngày tháng trầm ngâm Cho tôi hai chữ “biệt tăm” lạnh lùng

Em xa xôi đến vô cùng Tôi về ôm những vô cùng đắng cay Đêm tàn lại uống trăng say Lại mơ được cái chau mày từ em

Bên cạnh những bài thơ về trăng tình yêu, thiếu nhi, kháng chiến thì cũng có những bài thơ đượm buồn. Tác giả ngắm trăng nhưng tâm trạng buồn đã cho ra các tác phẩm đầy cảm xúc.

/ Trăng và biển (Tác giả: Phạm Thị Ngọc Liên)

Biển đêm giương mắt ngó em xuống biển trần truồng vòng hông hoang ánh bạc như thuỷ thần rung chuông

Anh đứng che đầu gió tóc bay vào biển đêm thuỷ thần đưa tay vẫy biển rì rào ngợi khen

Chỉ có biển và em cùng hát lời ân ái ngực tròn như đồi trăng thả ánh vàng xuống đáy

Những bài thơ ngắn về trăng cũng có thể hài hước, chế đem lại tiếng cười cho bạn đọc. Một số câu thơ hay đã được tổng hợp như:

1/ Ta đem lòng này gửi trăng sáng

Ai ngờ trăng sáng chiếu xuống mương.

Mây ghen cái bóng, trút màn mưa đêm.

4/ Có ai sinh ra là một mảnh hoàn thiện,

Đến cả trăng cũng khuyết rồi tròn.

6/ Trăng lên rồi đó anh tề Nói chi thì nói em về kẻo mẹ la Mẹ la thì mặc mẹ la Cho anh ” thơm ” cái mới về ngủ ngon Ngủ ngon thì mặc kệ anh Anh thơm anh thích nhớ nhau lúc này Em này anh đã yêu rồi Suốt đời anh chỉ yêu mình em thôi Anh nói như đã đúng rồi Anh yêu cho chán anh rời em đi Ngước mặt lên hỏi ông trời Suốt đời yêu mãi em này mà thôi Ô- kê em đã tin rồi Em này dâng hiến cho đời thêm vui Sáng mai em gọi anh hoài Mà sao nghe máy cứ ò í e Thì ra anh đã qua Hàn Đổi tên thành chữ ” Bye Bye ” em nè

7/ Trăng lên đỉnh núi trăng tà Đường cong em thế, ai mà không mê

Trăng lên đỉnh núi trăng tà Tiên sư bố đứa vợ già dở hơi

Trăng lên đỉnh núi trăng tà Mình yêu ta thực hay là yêu chơi? Trăng lên đỉnh núi trăng ngời Yêu thời yêu thực, yêu chơi làm gì!

8/ Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi! Trần thế em nay chán nửa rồi. Cung Quế đã ai ngồi đó chửa? Cành đa xin chị nhấc lên chơi. Có bầu có bạn, can chi tủi, Cùng gió cùng mây, thế mới vui. Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám, Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

Những câu thơ mô tả về trăng ngày thu mang theo cảm xúc rất riêng, bạn có thể theo dõi một vài câu thơ lắng đọng sau:

Nhắc chuyện yêu đương ở dưới cầu

Đêm ấy trăng thu vui vẻ lạ!Người ta cười nói đến nhân duyên

Gặp gỡ bên đường cũng thản nhiên?

Đêm trước ta ngồi dưới bãi trông

Con trăng mắc cỡ sau cành thông

Buồn buồn ta muốn về, trăng hỏi:

Quên cả hổ ngươi, cả thẹn thuồng

Đứng rũ trước thềm nghe ngóng mãi

Ta lẫy tình nương, rủa biệt ly!

Tổng hợp các bài thơ về trăng hay và ý nghĩa dành cho những ai yêu thích thơ ca, đặc biệt là hình ảnh trăng. Với tâm hồn thi sĩ lãng mạn thì hình ảnh trăng không thể thiếu trong thơ ca của các tác giả.

1 – Bài thơ của Phan Vũ viết vào tháng chạp năm 1972, khi cuộc chiến tranh Mỹ – Việt đang trong giai đoạn cuối, khi sự khốc liệt và chịu đựng trên khắp xứ sở như đã đến mức tột cùng. Huỷ diệt có thể dẫn đến sớm kết thúc cuộc chiến. Bài học về hai thành phố Nhật Bản vẫn còn. Có lẽ trong quyết định rải thảm Hà Nội bằng pháo đài bay B52 có mối liên hệ này.

Hà Nội – thành phố nhỏ, nghèo, lặng lẽ, ít màu sắc rực rỡ. Cái màu sắc chính khi đó là màu xanh xám. Màu xanh của rêu tường, màu xanh của áo phòng không. Viết gửi những người đi xa khi thành phố quê hương đang bị tàn phá khốc liệt, bài thơ của Phan Vũ không có tiếng bom rơi, không có nhà đổ, không có người chết. Chỉ có lời bình thản của những ngày bình an. Giữa sự sống và cái chết, bình thản là một chọn lựa.

2 – Tuy phân ra nhiều chương, nhưng bài thơ như không có sự khác biệt giữa các chương. Tất cả là cảm xúc của tác giả về phố và người Hà Nội. Ba chữ Ta còn em được lặp nhiều lần, mở đầu cho nhiều khổ thơ. Đại từ em phải chăng có thể hiểu là phố Hà Nội, là người con gái nào đó ẩn hiện suốt bài thơ? Tác giả, người ở lại trong thành phố bom rơi, như đã hoá thân. Ta còn em… vì không muốn mất và không mất.

Bài thơ nhiều hình ảnh, từng chữ, từng câu được chắt lọc kĩ lưỡng. Nhưng có lẽ điều làm bài thơ thật hay là những câu chắt lọc rất đẹp ấy được viết thật giản dị. Giản dị như nói, như những lời người thân nhắn gửi. Và vì thế mà gửi gắm được tới người đọc, tới người đi xa.

3 – Thơ có nhạc và nhạc có thơ. Hay vì bản nhạc đã thấm vào lòng mà đọc bài thơ luôn thấy ngân nga tiếng hát. Hay vì bài thơ ngọt ngào mà khi đọc lòng thường cất tiếng hát theo.

4 – Hà Nội – phố có nhiều câu chữ, nhiều hình ảnh “đắt”, gợi cảm xúc, gợi nhớ về những gì thật riêng của thành phố, những gì thật riêng của mỗi người. Đó là những lời tần ngần về ngôi sao lẻ, chiếc lá lạc, mối tình hờ, giàn thiên lý chết khô, giọt sương nhoà nhoà bóng điện, tóc xoã xoã bờ vai…

Một chút nao nao, một chút bâng khuâng, một chút lung linh.

Về những căn nhà cũ của ba mươi sáu phố phường. Ở Hà Nội, chỉ những nhà đã xây cất từ thời Pháp mới có thang gác bằng gỗ, cũ lắm rồi.

Thang gác cọt kẹt thời gian Thân gỗ…

Về Hồ Tây mênh mông mà đứng đâu cũng thấy chiều tan trên mặt nước.

Nắng chiều phai trên sóng Tây Hồ. Những bước chân tìm nhau Rất vội

Về những mái nhà xưa xiêu xiêu cùng năm tháng.

Tháng năm buồn lệch xô ngói âm dương Ai đó ngồi bên gốc đại

Về tiếng chuông chiều nhà thờ quen thuộc.

Chiều tan lễ, Chuông nguyện còn mãi ngân nga… Về một cuộc sống còn nhiều vất vả, một thuở xa xưa đã hào hoa. Toa xe điện cuối ngày. Áo bành tô cũ nát Lanh canh! Lanh canh!

Người nghệ sỹ lang thang hè phố Bơ vơ Không nhớ nổi con đường. Ngay trước cổng nhà mẹ cha

Và khắc khoải của sự sáng tạo vốn không có bến bờ.

Những câu thơ, những bức tranh Đời đời Lỡ dở…

5 – Bài thơ thấp thoáng nét kiêu sa của người con gái.

Rì rào cơn lốc nhỏ Gót chân ai qua mùa lá đổ? Để rồi mọi gã trai Hà nội si tình Lặng lẽ theo em về phố…

Nhưng nhiều hơn vẫn là những con người của cuộc sống hằng ngày bình dị, là bà quán mê câu chuyện nàng Kiều, là cô nàng mắt lúng liếng, đong đưa, là những chàng trai say suốt mùa…

6 – Hà Nội – phố có nhiều câu thơ lạ và đẹp, và vì thế mà đẹp hơn.

Khuôn mặt chưa quen Bỗng xôn xao nỗi khổ!

Người ta thường chỉ nói xôn xao nỗi nhớ. Nhưng nhớ đã thành khổ là nhớ lắm. Thấy khổ vì người lạ thì chắc đã thầm mong nhiều. Khổ nhưng mong nên mới xôn xao.

Ta còn em tiếng trống tan trường Áo thanh thiên điệp màu liễu rủ. Đôi guốc cao mài mòn đại lộ

Guốc gỗ mài mòn được đại lộ bao giờ? Thuở ấy con gái Hà Nội hay đi guốc. Đôi guốc được tác giả hai lần nói đến trong bài thơ.

Bỏ quên guốc bên ghế đá thì phải say sưa lắm, cũng say như áo qua cầu gió bay.

Ta còn em cô hàng hoa Gánh mùa thu Qua cổng chợ

Hà Nội có nhiều làng trồng hoa, Nhật Tân, Nghi Tàm, Quảng Bá, Ngọc Hà… những làng quanh Hồ Tây. Đàn bà, con gái nhà trồng hoa cũng thường là người gánh hoa vào phố bán. Gánh hàng hoa Hà Nội đã đi vào văn học mấy chục năm trước. Gánh gồng là việc nặng, nào có thơ gì. Nhưng gánh mùa thu vào phố thì thật đẹp, thật trân trọng và biết ơn.

Thơ ca hay nói đến Hà Nội với hoa lan, hoa sữa. Cây bàng lại thường đem lại cho tôi thật nhiều nỗi nhớ về tuổi thơ Hà Nội. Lũ trẻ con chúng tôi thường đi chọc hay ném những quả bàng chín vàng ăn ngọt lừ. Rồi hạt bàng phơi khô đập lấy nhân ăn béo ngậy. Cây lá xứ mình xanh quanh năm, ít cây như cây bàng lá chuyển màu từ xanh sang đỏ, rồi rụng rồi chỉ còn những cành trơ trụi khẳng khiu run run trong gió bấc (mà tác giả bài hát Hà Nội – phố đã gọi là cây bàng mồ côi mùa Đông).

Ta còn em chiếc lá bàng đầu tiên Nhuộm đỏ Đấy là khi mùa đông đến. Rồi mùa Đông đi qua mùa Xuân tới, khi trời Hà Nội hơi mưa phùn, hơi se se lạnh, cây cối trổ lộc, sẽ thật ấm lòng nhìn thấy cành cành xanh nõn lá non.

Chi chít chồi sinh Màu ước vọng in hình

Và mùa Xuân bỗng xôn xao khi qua đường chợt thoáng thấy tay trần con gái trong cửa sổ.

Ta còn em cánh tay trần Mở cửa Mùa Xuân trong khung

7 – Từ thuở mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long… Tháng chạp năm 1972, sau hai năm đầu đại học ngành toán, tôi đã trong quân đội và xa Hà Nội. Đêm đêm trong căn hầm bên bờ Thạch Hãn chúng tôi quây quanh chiếc đài bán dẫn nhỏ ngóng chờ giọng nói thân quen, “đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”. Biết Hà Nội bị B52 đe doạ. Rồi một ngày bỗng không bắt được tín hiệu gì, mở máy chỉ thấy u u. Nhìn về trời đêm phương Bắc xa xăm mà lòng thắt lại…

Hà Nội bé nhỏ đã qua gần một thế kỷ của xung đột và chinh chiến, của những tàn phá và xây dựng, của những điều làm Hà Nội “đẹp và chưa đẹp”. Trong những ngày khốc liệt ấy, cái “ta còn” trong bài thơ của Phan Vũ là tình yêu bình dị của cuộc sống Hà Nội. Mãi mãi vẫn còn!

* Gửi những người Hà Nội đi xa…

Chương một Em ơi ! Hà Nội – phố ! Ta còn em mùi hoàng lan Còn em hoa sữa. Tiếng giày gọi đường khuya Thang gác cọt kẹt thời gian Thân gỗ… Ta còn em màu xanh thật đêm Ngôi sao lẻ Xào xạc chùm cây gió Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ Lá thư quên địa chỉ. Quay về…

Ta còn em một gốc cây, Một cột đèn Ai đó chờ ai? Tóc cắt ngang Xõa xõa bờ vai… Ta còn em ngã ba nào? Chiếc khăn quàng tím đỏ, Khuôn mặt chưa quen Bỗng xôn xao nỗi khổ! Góc phố ấy mở đầu Trang tình sử…   Ta còn em con đường vắng Rì rào cơn lốc nhỏ. Gót chân ai qua mùa lá đổ? Nhà thờ Cửa Bắc, Chiều tan lễ, Chuông nguyện còn mãi ngân nga…

Ta còn em khúc tự tình ca Đôi chim khuyên gọi nhau trong bụi cỏ Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá, Tiếng ve ra rả mùa hè… Còn em đường cũ Cổ Ngư La đà, Cành phượng vĩ. Hoàng hôn xa đến tự bao giờ, Nắng chiều phai trên sóng Tây Hồ. Những bước chân tìm nhau rất vội, Tiếng thì thầm sớm hôm buổi tối, Cuộc tình hờ Bỗng chốc Nghiêm trang… Chương ba

Ta còn em đường lượn mái cong Ngôi chùa cũ, Tháng năm buồn lệch xô ngói âm dương Ai đó ngồi bên gốc đại, Chợt quên ai kia Đứng đợi bên đường.

Em ơi ! Hà Nội – phố ! Ta còn em đám mây in bóng rồng bay Cổng đền Quán Thánh Cờ đuôi nheo ngũ sắc Còn em dãy bia đá Nhân tình Hội tụ Rêu phong gìn giữ nét tài hoa… (…)   Ta còn em tiếng trống tan trường Áo thanh thiên điệp màu liễu rủ. Đôi guốc cao mài mòn đại lộ, Một ngả nào lưu dấu gót tài hoa. Còn em mãi mãi dáng kiêu sa Lặng lẽ theo em về phố…

Ta còn em những ánh sao sa, Tia hồi quang Chớp chớp trên đường Toa xe điện cuối ngày, Áo bành tô cũ nát… Lanh canh! Lanh canh! Tiếng hằng ngày hay hồi âm Thuở chiềng khua?… Ta còn em ngọn đèn khuya Vùng sáng nhỏ Bà quán mải mê câu chuyện Nàng Kiều Rượu làng Vân lung linh men ngọt Mắt cô nàng lúng liếng đong đưa Những chàng trai say suốt mùa… Chương năm

Ta còn em cánh cửa sắt Lâu ngày không mở. Nhà ai? Qua đó. Bâng khuâng nhớ tuổi học trò Còn em giàn thiên lý chết khô, Cỏ mọc hoang trong vườn nắng, Còn em tiếng ghi-ta Bập bùng Tự sự Châm lửa điếu thuốc cuối cùng xập xoà Kỷ niệm Đêm kinh kỳ thuở ấy, Xanh lơ…

Ta còn em chiếc lá bàng đầu tiên Nhuộm đỏ Cô gái gặp nắng hanh. Chợt hồng đôi má Cơn mưa nào đi nhanh qua phố Một chút xanh hơn Trời Hà Nội hôm qua… Ta còn em cô hàng hoa Gánh mùa thu Qua cổng chợ Những chùm hoa tím Ngát Mùa thu…

Em ơi ! Hà Nội – phố Ta còn em Một màu xanh thời gian Chợt nhoè, Chợt hiện Chợt lung linh ngọn nến, Chợt mong manh Một dáng Một hình

Ta còn em một phút mê cuồng Người nghệ sỹ lang thang hè phố Bơ vơ Không nhớ nổi con đường. Ngay trước cổng nhà mẹ cha Còn em một bóng chiều sa Những câu thơ, những bức tranh Đời đời Lỡ dở…

Em ơi ! Hà Nội – phố Ta còn em những giọt sương Nhoà nhoà bóng điện Mặt nước Hồ Gươm Một đêm trở lạnh. Cánh nhạn chao nghiêng Chiều cuối, Giã từ…

Em ơi! Hà Nội – phố! Ta còn em cánh tay trần Mở cửa Mùa xuân trong khung: Giò phong lan Điệp vàng rực rỡ Từng cây khô óng ả sợi tơ hồng Đường phố dài Chi chít chồi sinh Màu ước vọng in hình Xanh nõn lá… Ta còn em, Hà Nội – phố, em ơi! Ta còn em, Em ơi! Hà Nội, phố…

Tháng chạp 1972 Phan Vũ ( trích)

VOH – Dưới ngòi bút của mỗi thi sĩ, Hà Nội lại được khám phá ở những góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, chất chứa trong mỗi câu thơ về Hà Nội luôn có tình yêu và nỗi nhớ.

Hà Nội mùa thu dịu dàng, mùa đông trầm mặc, lãng mạn… Hà Nội 36 phố phường cổ kính và đầy dấu ấn riêng. Ấy chỉ là một trong những dáng hình của Thủ đô được tái hiện qua hàng ngàn bài thơ về Hà Nội. Để hiểu hơn về mảnh đất ngàn năm văn hiến, hãy cùng VOH thưởng thức tuyển tập thơ hay và đầy cảm xúc sau.

Cho đến ngày nay, Thủ đô Hà Nội vẫn là nguồn cảm hứng của nhiều cây bút. Vẻ đẹp, tình người, kỷ niệm, nỗi nhớ… gắn với thành phố nghìn năm tuổi luôn có sức hấp dẫn lạ kỳ. Dường như vì vậy mà những bài thơ hay về Hà Nội có thể dễ dàng khiến người ta xúc động, hoài niệm.