Kính gửi Quý Thành viên của Website 123job.vn,
Kính gửi Quý Thành viên của Website 123job.vn,
Chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản được tiếp nhận dựa trên thời gian thực tập (1 năm; 3 năm; 5 năm). Đối với chương trình thực tập 3 năm thì các ngành nghề tiếp nhận được chia thành 7 khối ngành lớn, và trong các các khối ngành được chia cụ thể ra các nghề và các công việc khác nhau:
Ngành nông nghiệp (2 ngành – 6 công việc)
Ngành ngư nghiệp (2 nghề -9 công việc)
Ngành xây dựng (22 nghề – 32 công việc)
Ngành chế biến thực phẩm (9 nghề – 14 công việc)
Ngành dệt may (13 nghề – 22 công việc)
Ngành cơ khí và kim loại (15 nghề – 27 công việc)
Các ngành nghề khác (13 nghề – 25 công việc)
(Tham khảo bảng nghành nghề thực tập sinh kỹ năng Nhật bản)
Với đa dạng hóa về các ngành nghề tiếp nhận, người lao động có rất nhiều cơ hội lựa chọn công việc phù hợp với mình.
Hiện nay lao động muốn sang Nhật Bản làm việc theo chương trinh thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản cần phải biết một số mốc thời gian sau:– Thời gian tuyển dụng lao động là bất kỳ khi nào phía Nhật Bản có yêu cầu tuyển dụng– Sau khi trúng tuyển lao động sẽ phải học tiếng Nhật tại Việt Nam từ khoảng 4 – 6 tháng trước khi sang Nhật làm việc– Thời gian làm việc tại Nhật Bản thường sẽ kéo dài từ 1 năm đến 5 năm tùy yêu cầu công việc và ngành nghề– Sau mỗi năm lao động làm việc tại Nhật sẽ phải thi kiểm tra tay nghề– Sau khi hết hợp đồng về nước, lao động cần ít nhất 1 năm để có thể quay trở lại Nhật Bản học tập hay làm việc (nếu có thể).Các mốc thời gian này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về chương trình thực tập sinh kỹ năng số 1 số 2 và số 3.
Như đã giới thiệu bên trên về các mốc thời gian mà TTS cần biết. Thời gian làm việc ở Nhật sẽ kéo dài từ 1 năm đến 5 năm. Tuy nhiên, khoảng thời gian này sẽ được chia ra làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: năm đầu tiên hay còn gọi là chương trình thực tập sinh kỹ năng số 1.
Giai đoạn 2: năm thứ 2 và năm thứ 3 hay còn gọi là chương trình thực tập sinh kỹ năng số 2.
Giai đoạn 3: năm thứ 4 và năm thứ 5 hay còn gọi là chương trình thực tập sinh kỹ năng số 3.
Như vậy, chương trình thực tập sinh kỹ năng số 1 số 2 và số 3 sẽ khác nhau về giai đoạn. Tiếp theo đó là khác nhau về mức lương vì như đã nói ở trên mỗi năm lao động sẽ phải thi tay nghề một lần, sau khi thi đạt các TTS sẽ được phân công các công việc khác phù hợp với trình độ và mức lương cũng cao hơn (vì có kỹ năng tốt hơn mà).
Một điểm khác nhau nữa đó là lao động đi XKLĐ Nhật Bản đều phải qua chương trình TTS kỹ năng số 1 nhưng chưa chắc đã có số 2 hay số 3. Lý do đó là vì các bạn nếu chỉ làm 1 năm thì không có chương trình TTS kỹ năng số 2 – 3. Còn nếu các bạn làm 3 năm thì sẽ không có chương trình thực tập sinh kỹ năng số 3.
– Sơ yếu lý lịch có dán ảnh, xác nhận của địa phương
– CMTND, Giấy khai sinh, hộ khẩu, bằng tốt nghiệp cấp cao nhất: bản phô tô công chứng
– Giấy xác nhận dân sự, xác nhận tình trạng hôn nhân
Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản, các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi.
– Trình độ học vấn: Tốt nghiệp cấp 2 trở lên
Nam:cao từ 1,60m trở lên, nặng từ 50kg trở lên
Nữ: cao từ 1,48m trở lên, nặng từ 40kg trở lên
– Có sức khỏe tốt, không có dị tật, không mắc các bệnh truyền nhiễm, HIV…
– Chưa từng tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản, chưa từng xin visa vào Nhật Bản.
– Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm theo ngành nghề đăng ký tham gia tại chương trình thực tập sinh kỹ năng.
Ngoài hình thức xuất khẩu lao động đã được biết đến từ lâu, hiện nay các bạn còn nghe tới cụm từ “thực tập sinh kỹ năng” sang Nhật Bản. Tại sao lại như vậy? Hai hình thức này khác gì nhau và tại sao lại gọi có chương trình thực tập sinh đi Nhật? Ở một số nước như Singapore, Đài Loan… cũng đã xuất hiện chương trình “thực tập sinh Nhật Bản” chứ không riêng gì Nhật Bản. Điều đó chứng tỏ hình thức thực tập sinh sẽ là xu thế mới cho những lao động ra nước ngoài.
Chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản là chương trình của chính phủ Nhật Bản đưa ra với mục đích đào tạo cho lao động của các nước đang phát triển về mặt kĩ thuật, công nghệ cũng như các kiến thức về ngành nghề mà lao động đó làm việc. Chương trình XKLĐ Nhật Bản này có mục đích là chuyển giao kĩ thuật thông qua các lao động đang làm việc tại Nhật Bản để sau khi về nước các lao động này sẽ là nguồn nhân lực có trình độ cao trong ngành nghề được đào tạo.
Như vậy, đây là chương trình của chính phủ Nhật Bản và Việt Nam cũng là một trong số nhiều nước ký kết chương trình này với Nhật. Các lao động sang Nhật Bản làm việc theo chương trình này gọi chung là thực tập sinh (TTS).
Chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản không chỉ giải quyết được tình trạng việc làm trong thời điểm hiện tại mà qua đó, Người lao động sẽ có cơ hội nâng cao kỹ năng nghề nghiệp; cải thiện và nâng cao tác phong làm việc công nghiệp; nâng tầm nhận thức về kỹ thuật, và đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ tiếng Nhật cho bản thân.
Không chỉ có vậy, đối với hầu hết các thực tập sinh tại Nhật Bản sau khi về nước đều có cơ hội làm việc trong các công ty, nhà máy của Nhật tại Việt Nam với nhiều ngành nghề đa dạng như cơ khí, điện tử, dệt may, nông nghiệp,… Đồng thời, đây cũng chính là nền tảng vững chắc để giúp các bạn có thể vững vàng hơn trong sự nghiệp tương lai.