Trong những tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất yếu, khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn và virus nguy hiểm. Chính vì vậy, tiêm vắc xin ngay từ khi chào đời là biện pháp quan trọng để giúp trẻ tạo nên lớp bảo vệ đầu tiên cho sức khỏe của mình. Việc hiểu rõ trẻ sơ sinh được tiêm vacxin gì là bước đầu trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm.
Trong những tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất yếu, khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn và virus nguy hiểm. Chính vì vậy, tiêm vắc xin ngay từ khi chào đời là biện pháp quan trọng để giúp trẻ tạo nên lớp bảo vệ đầu tiên cho sức khỏe của mình. Việc hiểu rõ trẻ sơ sinh được tiêm vacxin gì là bước đầu trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm.
Hệ thống tiêm chủng VNVC tự hào địa chỉ tiêm chủng hiện đại, chất lượng cao, an toàn, giá hợp lý cho trẻ sơ sinh. Với hệ thống hàng trăm trung tâm trên toàn quốc, VNVC nỗ lực cung ứng đầy đủ vắc xin cho trẻ em và người lớn, bảo quản kho lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP, quy trình tiêm chủng an toàn, dịch vụ chăm sóc khách hàng cao cấp, đáp ứng mọi nhu cầu tiêm chủng của tất cả Khách hàng.
VNVC là đối tác tin cậy của nhiều hãng dược phẩm, vắc xin, các nhà phân phối toàn cầu và Việt Nam. VNVC cung cấp hơn 40 loại vắc xin phòng gần 50 bệnh cho trẻ em và người lớn, kể cả vắc xin thường xuyên khan hiếm như vắc xin ngừa: lao, viêm gan B, 6 trong 1 Infanrix Hexa (Bỉ)/ Hexaxim (Pháp), phế cầu khuẩn Synflorix (Bỉ)/Prevenar 13 (Bỉ), sởi, vắc xin thủy đậu, vắc xin rotavirus, viêm gan A,B, viêm não mô cầu…
VNVC còn là nơi đầu tiên có các loại vắc xin thế hệ mới nhất như: vắc xin cúm Tứ giá thế hệ mới (Pháp/Hà Lan), vắc xin Imojev (Thái Lan) phòng viêm não Nhật Bản, Prevenar 13 (Bỉ) phòng các bệnh do phế cầu khuẩn, Menactra phòng viêm màng não mô cầu ACYW (Mỹ), Boostrix (Bỉ) phòng ho gà – bạch hầu – uốn ván,…
Hiện VNVC đang áp dụng chính sách bình ổn giá toàn quốc, cam kết không tăng giá trong thời điểm khan hiếm, đồng thời hỗ trợ nhiều chương trình ưu đãi giá trên các loại vắc xin, combo vắc xin quan trọng hàng đầu cho trẻ em và người lớn, miễn phí tiêm vắc xin lao, hỗ trợ trả góp không lãi suất… với mục tiêu để tất cả trẻ em và người lớn đều có cơ hội tiêm chủng đầy đủ, phòng bệnh sớm.
Để đăng ký tiêm chủng vắc xin Lao, vắc xin viêm gan B liều sơ sinh và các vắc xin quan trọng khác tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, Khách hàng có thể cung cấp thông tin tại đây hoặc gọi tới hotline 028 7102 6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp Hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC.
Ghi nhớ và đưa trẻ đi tiêm đúng lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là chìa khóa bảo vệ trẻ toàn diện trong những tháng đầu đời. Để con khỏe mạnh lớn khôn, ba mẹ hiện đại cần tìm hiểu lịch chủng ngừa ngay thời điểm tiền hôn nhân để bảo vệ con trước những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Liên hệ Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC để được tư vấn và đặt lịch tiêm chủng cho mọi đối tượng.
BS Bùi Thanh Phong, Quản lý Y khoa Vùng 3 – Hồ Chí Minh, Hệ thống tiêm chủng VNVC nhấn mạnh:
“Ngay từ phút chào đời, em bé đã phải “chiến đấu” với nhiều virus, vi khuẩn. Trước khi mầm bệnh kịp phát triển, các phụ huynh hãy tiếp sức cho con bằng cách tiêm ngừa vắc xin, giúp loại trừ các bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại di chứng nghiêm trọng. Không bao giờ là quá trễ để bảo vệ trẻ em và hiệu quả cũng như kinh tế nhất là bảo vệ bằng vắc xin”.
Vậy lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh bao gồm những mũi vắc xin quan trọng nào? Theo đó, trẻ sơ sinh sau khi chào đời cần tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh, lao sơ sinh tốt nhất trong 24h đầu tiên. Ở các độ tuổi 2, 3, 4 tháng tuổi, trẻ cần tiêm các vắc xin: 6 trong 1 phòng ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, các bệnh do Hib; vắc xin phế cầu, vắc xin Rotavirus. Đặc biệt, trẻ cần được uống vắc xin phòng Rotavirus ở giai đoạn 2 và 3 tháng tuổi.
Từ 6 tháng tuổi, trẻ cần phòng bệnh cúm mùa, não mô cầu BC. Từ 9 tháng tuổi, trẻ cần tiêm vắc xin phòng sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản, não mô cầu ACYW-135. Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên cần bổ sung các loại vắc xin như thuỷ đậu, viêm não Nhật Bản, sởi – quai bị – rubella…
Dưới đây là 2 mũi vắc xin quan trọng đầu đời trẻ không được bỏ lỡ là:
Dưới đây là nội dung về các câu hỏi thường gặp liên quan đến tiêm chủng cho trẻ sơ sinh:
Trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh, trẻ cần được tiêm vắc xin phòng lao và viêm gan B.
Đây là những mũi tiêm đầu đời mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng để tránh lây truyền virus từ mẹ sang con. Việc trì hoãn tiêm vắc xin phòng lao ở trẻ sơ sinh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lao, đặc biệt là khi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và không đủ khả năng tự bảo vệ trước tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
Bệnh lao có thể gây tổn thương tới phổi và lan sang các cơ quan khác như xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và màng não. Một trong những biến chứng nghiêm trọng của lao màng não ở trẻ sơ sinh là liệt tay chân, động kinh, bại não, suy giảm trí tuệ và rối loạn tâm thần.
Viêm gan siêu vi B là một vấn đề sức khỏe toàn cầu và là nguyên nhân gây ung thư đứng thứ hai sau thuốc lá, chiếm hơn 80% các trường hợp ung thư nguyên phát. Nếu thai phụ mắc viêm gan B, khả năng lây nhiễm cho thai nhi là từ 30% đến 40%. Virus viêm gan B có thể được truyền từ mẹ sang thai nhi trong tử cung, lúc sinh hoặc sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ được tiêm vắc xin phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh, hiệu quả bảo vệ khỏi virus viêm gan B có thể lên đến 95%.
Nếu bạn muốn tiêm vắc xin kết hợp 3 trong 1 (bao gồm phòng sởi, quai bị và rubella), bạn cần chờ đến khi trẻ đạt 12-15 tháng tuổi. Vắc xin phòng sởi riêng đảm bảo bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Sau mũi tiêm đầu tiên, vắc xin sởi riêng đòi hỏi một mũi nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi để tăng cường sự bảo vệ và đảm bảo hiệu quả phòng ngừa tối đa.
Ngoài ra, nếu bạn chọn vắc xin kết hợp 3 trong 1, mũi tiêm thứ hai sẽ được tiêm lại khi trẻ đạt 4-6 tuổi. Việc tiêm mũi nhắc lại này giúp gia tăng sự bảo vệ và đảm bảo trẻ tiếp tục được phòng ngừa sởi, quai bị và rubella trong thời gian dài.
- Sau tiêm chủng, cho trẻ ở lại theo dõi 30 phút tại khu vực chờ để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.
Sau khi tiêm chủng cho trẻ cần theo dõi 30 phút tại cơ sở tiêm chủng
- Thông báo ngay với bác sĩ/điều dưỡng khi thấy trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau:
- Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ phải tiếp tục quan sát trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng:
Tình trạng chung, tinh thần, tình trạng ăn ngủ
Các biểu hiện tại chỗ tiêm: sưng, đỏ
- Cách chăm sóc trẻ và xử trí các phản ứng phụ thường gặp tại nhà:
Bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức, uống nhiều nước.
Đảm bảo rằng trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ.
Sốt nhẹ: dùng thuốc hạ sốt khi trẻ thấy khó chịu hay khi sốt cao > 38,5 độ.
Sưng đỏ, đau chỗ tiêm: có thể chườm mát tại chổ, dùng hạ sốt giảm đau nếu cần.
Ngoài ra có thể có biểu hiện sưng khớp, sưng hạch… nhưng đa phần là tự khỏi sau vài ngày.
- Đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu trẻ có một trong những triệu chứng sau:
Khó thở kèm với phát ban hoặc sưng
Kiệt sức, nhợt nhạt, xanh xao, buồn ngủ hoặc bất tỉnh
Khóc liên tục hơn 3 giờ đồng hồ
Sốt, nôn mửa và tiêu chảy trong vòng vài giờ sau khi tiêm
Sưng đỏ và đau lan rộng tại chỗ tiêm hơn 3 ngày
Bầm tím hoặc chảy máu nhiều tại chỗ tiêm