Tiếp nối thành công của Khóa 1 và Khóa 2 trong năm 2020, CASED tiếp tục tổ chức tuyển sinh Khóa 3 của Chương...
Tiếp nối thành công của Khóa 1 và Khóa 2 trong năm 2020, CASED tiếp tục tổ chức tuyển sinh Khóa 3 của Chương...
Từ năm 2019, TS Linh đã trở thành một thành viên quan trọng của Viện Nha khoa Eastman, Đại học College London (UCL) với vai trò giảng viên ngành Vật liệu sinh học. Với một phạm vi nghiên cứu rộng lớn, từ vật liệu sinh học cho tái tạo mô, hệ thống phân phối thuốc đến polymer phản ứng nhiệt, Tiến sĩ Linh đã có những đóng góp đáng kể vào lĩnh vực khoa học vật liệu. Các dự án của chị tập trung vào việc phát triển các công nghệ mới để tái tạo xương và da, mở ra những triển vọng mới cho ngành y học. Song song với công việc nghiên cứu, cô còn tích cực tham gia vào các hoạt động giảng dạy và cộng đồng, đóng góp vào việc đào tạo thế hệ các nhà khoa học trẻ. Từ năm 2021-2023, cô đóng vai trò cố vấn và lãnh đạo cộng đồng, chủ tịch Viện Hàn lâm trẻ Việt Nam (Vietnam Young Academy).
Không chỉ là một nhà nghiên cứu tài năng, đây còn là một doanh nhân đầy nhiệt huyết. Cô là nhà sáng lập của SmileScaff, một công ty khởi nghiệp tập trung vào việc phát triển và thương mại hóa các công nghệ vật liệu sinh học tiên tiến. Với sứ mệnh tăng tốc quá trình chữa lành vết thương và tái tạo mô, SmileScaff đã kết hợp thành công các nghiên cứu khoa học với các ứng dụng thực tế trong lĩnh vực y tế, hứa hẹn mang đến những đột phá mới cho ngành công nghệ sinh học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 06 năm 2021 kèm theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ. Tại Điều 7 "Đối tượng và điều kiện dự tuyển" , Chương II, Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, đã quy định:
1. Yêu cầu chung đối với người dự tuyển:
a) Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ;
b) Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển;
c) Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ;
d) Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.
2. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
c) Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục II của Quy chế này còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.
3. Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do cơ sở đào tạo quyết định, trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết yêu cầu về trình độ chuyên môn phù hợp, năng lực ngoại ngữ, kinh nghiệm công tác và những yêu cầu khác đối với người dự tuyển tùy theo đặc điểm của từng lĩnh vực, ngành đào tạo và chương trình đào tạo cụ thể của cơ sở đào tạo trên cơ sở những yêu cầu tối thiểu quy định tại Điều này.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Lê Quang Tiến (sinh năm 2002) là một thần đồng, nghệ sĩ vĩ cầm người Việt Nam.
Trần Lê Quang Tiến sinh ngày 22 tháng 9 năm 2002 tại Hà Nội, Việt Nam trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Anh là chắt ngoại của nhà văn Nguyễn Tuân,[1] còn ông nội anh là Thượng tướng Trần Văn Quang.[2][3] Anh từng học piano lúc 5 tuổi, rồi năm 6 tuổi lại chuyển qua violin, nhưng chỉ được nửa năm thì bỏ. Sau đó anh học vẽ và múa, tới lúc 10 tuổi mới quay lại học violin và thi vào Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.[4] Anh được nghệ sĩ Bùi Công Duy đào tạo.[5]
Chị gái anh là Trần Lê Bảo Quyên, một nghệ sĩ piano thường xuyên biểu diễn cùng và có ảnh hưởng lớn tới anh.[6]
Năm 12 tuổi, chỉ với 2 năm bắt đầu tập lại đàn nhưng Trần Lê Quang Tiến đã giành giải nhất cuộc thi violin quốc tế mang tên Mozart diễn ra tại Thái Lan.[4][7] Năm 2016, anh đoạt giải nhất cuộc thi violin quốc tế lần thứ 6 tại Kazakhstan.[8][9] Cùng năm, anh trở thành gương mặt trẻ Thủ đô năm 2016.[10] Ngoài ra, anh còn được chọn là đại diện duy nhất của khoa Dây, cũng là đại diện cho thế hệ trẻ biểu diễn trong buổi Gala chào mừng 60 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.[11]
Năm 2017, anh đạt Top 8 tại Cuộc thi quốc tế Tchaikovsky cho nghệ sĩ trẻ lần thứ 10 diễn ra tại Kazakhstan.[12][13] Trong cuộc thi này, anh biểu diễn tác phẩm Bài ca chim ưng của nhạc sĩ Đàm Linh và giành được giải Diploma Special Prize - giải đặc biệt dành cho người biểu diễn tác phẩm thể loại hiện đại tốt nhất.[3][13][14][15][16] Trong cuộc thi, anh chỉ luyện tập 6 tháng với thầy là Bùi Công Duy để tham gia.[17] Kể từ năm 1997, sau khi nghệ sĩ Bùi Công Duy đoạt giải nhất tại cuộc thi này thì Việt Nam mới có một đại diện có vào bán kết và nhận giải.[15][17]
Hiện tại anh đang theo học hệ sinh viên trẻ, chuyên ngành violin tại Đại học Âm nhạc và Nghệ thuật Frankfurt, Đức.[18]
Tiến sĩ Linh cho biết cô sẽ tập trung vào việc đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ sinh học và kỹ thuật mô, nhằm mang lại những giải pháp đổi mới sáng tạo cho cuộc sống. Nữ Tiến sĩ người Việt được vinh danh giải TechWomen100 mong muốn hợp tác với các nhà nghiên cứu hàng đầu, các tổ chức và doanh nghiệp để cùng nhau xây dựng một cộng đồng khoa học mạnh mẽ. Đồng thời, cô cũng rất quan tâm đến việc đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ, đặc biệt là các nữ nhà khoa học để họ có thể tiếp nối và phát triển những nghiên cứu này. Tiến sĩ Linh tin rằng với sự hợp tác và nỗ lực của tất cả mọi người, chúng ta sẽ xây dựng được một tương lai tươi sáng hơn.
Tốt nghiệp chuyên ngành Hóa học tại Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM năm 2003, Tiến sĩ Bá Linh đã không ngừng theo đuổi đam mê nghiên cứu. Sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Đại học Soonchunhyang, Hàn Quốc với những nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực y học tái tạo đầy triển vọng, chị đã gia nhập Viện Kỹ thuật Y sinh, Đại học Oxford. Tại đây, cô đã có những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực kỹ thuật y sinh và tái tạo mô. Đặc biệt, công trình nghiên cứu về hạt polycaprolactone để thu hoạch tế bào gốc đã mang lại thành công vang dội khi được cấp bằng sáng chế và thương mại hóa thành công. Thành quả này đã giúp chị vinh dự nhận giải thưởng Nghiên cứu viên sau Tiến sĩ xuất sắc của Khoa năm 2017.