Tiếp Điểm Duy Trì Của Contactor

Tiếp Điểm Duy Trì Của Contactor

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa có thông báo về việc duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu SDA từ ngày 30/8...

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa có thông báo về việc duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu SDA từ ngày 30/8...

Tư duy và suy nghĩ về cách học và duy trì 2 ngoại ngữ

Điều đầu tiên mình muốn khuyên mọi người, đó là … hãy dành một chút thời gian để tĩnh tâm, và đọc cho thật kĩ đoạn viết dưới đây của mình. Đây chính là những suy nghĩ nền tảng giúp mình có được một phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả hơn. Dù bạn có mua bao nhiêu sách vở, download bao nhiêu app học tiếng, đặt ra bao nhiêu mục tiêu, nhưng nếu tư duy chưa được “thông suốt” thì chắc chắn bạn sẽ gặp khó khăn rất nhiều trong việc học hai ngoại ngữ cùng một lúc.

1. KHÔNG PHẢI CÁI GÌ CŨNG LÀ “HỌC”

Mình có một suy nghĩ khá thú vị xung quanh từ “học”. Đối với mình, “học” ở đây sẽ chỉ là việc ngồi học nghiêm túc trên bàn, “học” là học một cách nghiêm túc và chuyên sâu, “học” là khi mình sử dụng sách giáo khoa,… Mình sẽ không dùng từ “học” cho những việc như xem netflix, youtube, hay nghe podcast tiếng Anh,… Tất cả những hành động này đều được thực hiện với mục đích chỉ là để mình tiếp xúc và sử dụng ngôn ngữ đó càng nhiều càng tốt. Bạn có thể chia “học” thành nhiều cấp độ, “học chuyên sâu”, “học để trau dồi”,… Nhưng nhìn chung, mình chỉ sử dụng từ “học” để chỉ việc học chuyên sâu. Tóm lại là không nên gán mọi thứ cho từ “học”. Cái gì cũng phải học, nghe mệt mà!

2. KHÔNG NÊN HỌC CHUYÊN SÂU CẢ 2 NGOẠI NGỮ CÙNG MỘT LÚC

Kinh nghiệm học 2 ngoại ngữ đã cho mình biết được rằng, sẽ rất khó để bản thân có thể học chăm cả 2 ngoại ngữ trong cùng một thời điểm. Vì vậy, áp dụng suy nghĩ đầu tiên (học là học chuyên sâu) thì mình có được một “phương trình”:

Học chuyên sâu ngoại ngữ A + Duy trì và trau dồi ngoại ngữ B (1)

Chị Phượng (The Blue Expat) cũng đã nói rằng “hãy học từng thứ tiếng một, hãy thử học chuyên tâm trong vòng 3 tháng trước khi nhảy sang học ngoại ngữ thứ 2, trong lúc đó cũng đừng quên trau dồi thêm cho ngoại ngữ thứ nhất, không là bạn sẽ quên hay nhầm lẫn như mình đó.” (trong bài viết 4 bí kíp để học ngoại ngữ hiệu quả).

Mình lấy ví dụ cho phương trình phía trên: mình ngồi học IELTS qua sách Cambridge (học chuyên sâu ngoại ngữ A) và đồng thời mình dành thời gian để viết blog tiếng Nhật (duy trì và trau dồi ngoại ngữ B). Tương tự, mình ôn thi JLPT N1 và đồng thời mình tranh thủ đọc sách tiếng Anh.

Bạn nên đánh giá tình hình thực tại để xem nên học chuyên sâu tiếng nào trước. Như mình thì mình tập trung ôn thi IELTS trước, rồi thi N1 sau, có nghĩa là sẽ học sâu tiếng Anh trong 1 thời gian rồi sau đó đổi ngược lại cho tiếng Nhật. Tùy từng một thời điểm nhất định, bạn nên chỉ học sâu 1 thứ tiếng, và các ngoại ngữ khác bạn cố gắng duy trì nó, miễn sao mỗi ngày mình đều tiếp xúc với thứ tiếng đó là được.

3. ĐỪNG CHỈ DỪNG LẠI Ở VIỆC HỌC, HÃY SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY

Có thể nói ý thứ 3 này chính là ý triển khai từ cả 2 ý phía trên. Mình ưu tiên học chuyên sâu một thứ tiếng, đồng thời mình duy trì và trau dồi ngoại ngữ còn lại, thông qua việc sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Đây cũng chính là phương pháp hiệu quả nhất để mình duy trì cả 2 thứ tiếng.

Sau đây là một số ví dụ về những việc làm mà mình thường xuyên sử dụng tiếng Anh lẫn tiếng Nhật, thậm chí là cả tiếng Hàn, dù mình mới học tiếng Hàn được gần 2 tháng)

Và còn rất nhiều ví dụ nữa. Nhưng nói chung là mình luôn cố gắng đưa ngoại ngữ vào cuộc sống hàng ngày và sử dụng nó mọi lúc mọi nơi. Ngay cả đối với ngôn ngữ mới học, mình vẫn tìm được cách để “nhét” nó vào mục “sử dụng hàng ngày” chứ không chỉ là “học”. Nó vừa giúp mình nhớ tốt hơn, vừa tạo được tâm lý rằng mình đang thật sự áp dụng được nó trong cuộc sống.

Một khi bạn đã đưa được cả 2 ngoại ngữ vào trong cuộc sống hàng ngày, thì phương trình số (1) sẽ được phát triển thành:

Học chuyên sâu ngoại ngữ A + Duy trì và trau dồi ngoại ngữ A lẫn B (2)

Mình lấy ví dụ về bản thân mình ngay ở thời điểm hiện tại để mọi người hiểu rõ được tư duy và suy nghĩ về chuyện học ngoại ngữ của mình.

Mình đặt mục tiêu lớn là trong 1 năm tới mình sẽ cân bằng được tất cả các kĩ năng tiếng Anh thay vì chỉ mạnh ở phần nghe và nói. Vì vậy điều mình cần làm là ôn kĩ tiếng Anh và học sâu một chút ở phần ngữ pháp và từ vựng. Mình sử dụng sách Destination C1- C2 để học, và mỗi ngày mình đều ngồi học ở trên bàn ít nhất 25 phút. Từ khi đưa tiếng Anh lên mục “học chuyên sâu” thì tiếng Hàn sẽ được đưa xuống mục “trau dồi” bằng việc sử dụng app Lingodeer trên điện thoại. Đây vẫn được tính là việc học, nhưng mình coi nó như là một việc giải trí vào mỗi buổi tối khi đã lên giường và chuẩn bị đi ngủ. Và tiếng Nhật thì mình duy trì bằng cách nghe podcast thời sự hàng ngày, và viết blog. Ngoài ra mình còn đọc tin tức qua Google News bằng tiếng Anh, đọc những bài viết bằng tiếng Anh lẫn tiếng Nhật, và xem anime và chương trình giải trí của Nhật.

Tìm kiếm niềm vui từ việc học ngoại ngữ

Cuối cùng, mình xin phép được trích lại một đoạn viết về niềm vui khi học ngoại ngữ, từ chính bài viết của cá nhân mình

“Niềm vui ở việc học ngoại ngữ đối với mình là gì?

Là khi mình đọc được chữ Hàn mà bạn mình viết trên Instagram.

Là khi mình đọc được lời nhạc Hàn bằng chữ Hangul chứ không còn là romanized.

Là khi mình biến được việc học ngoại ngữ trở thành một điều quen thuộc trong cuộc sống, khi đó nó không còn là “học” mà trở thành “sử dụng” ngoại ngữ.

Là khi mình sử dụng vốn ngoại ngữ đó cho một điều gì đó lớn lao hơn.

Là khi mình sử dụng tiếng Nhật để viết blog và nhận được phản hồi tích cực từ chính người Nhật.

Là khi mình đọc sách tiếng Anh và tiếp cận được những thông tin hữu ích mà đôi khi sách tiếng Việt không có.

Những niềm vui này trải dài từ mức độ nho nhỏ đến lớn lao, gộp lại thành một niềm vui bất tận giúp mình luôn giữ được một nguồn động lực để tiếp tục học và duy trì ngoại ngữ.”

Qua đây, mình muốn nói rằng, hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui khi học và duy trì ngoại ngữ. Niềm vui ở đây không nhất thiết phải là cái gì đó lớn lao. Bạn có thể tạo ra một mục tiêu lớn, nhưng hãy chia nhỏ thành những việc làm, những giai đoạn ngắn và cố gắng hoàn thành từng bước, từng bước một. Và trong mỗi bước, bạn sẽ tìm thấy được những niềm vui nho nhỏ, có thể là không quá quan trọng nếu so sánh với mục tiêu lớn đã đề ra, nhưng nó rất quan trọng trong việc giúp bạn duy trì học ngoại ngữ. Người ta gọi là “tích tiểu thành đại”. Học cũng vậy. Mỗi ngày học 25 phút và duy trì nó suốt 1 năm chắc chắn sẽ hiệu quả hơn là học ngắt quãng, hay là hứng lên thì học.

Những gì mình viết đều dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm cá nhân mà mình đã đúc kết được trong vòng 1 năm nay. Nó đã giúp mình hoàn thành mục tiêu. Vì vậy mình hi vọng là phương pháp học ngoại ngữ của mình sẽ giúp ích cho nhiều người, hoặc ít nhất là truyền cảm hứng và động lực học ngoại ngữ.

Chia sẻ một số phương pháp học tập hiệu quả mà mình áp dụng

1. Phương pháp pomodoro (Pomodoro Technique)

Vì sao mình lại đặt mốc thời gian học là 25 phút? Vì mình dựa theo phương pháp quả cà chua (Pomodoro Technique) do một người Ý tên là Francesco Cirillo nghĩ ra. Đây là một trong những phương pháp tăng năng suất làm việc học tập tốt nhất được nhiều trang web bình chọn vào năm 2013 (dựa theo cafebiz.vn).

Khi cần phải làm một công việc nào đó, hoặc đơn thuần muốn tập trung học tập, hãy chia khoảng thời gian đó thành các hiệp nhỏ, mỗi hiệp gồm 25 phút tập trung học/ làm việc, 5 phút nghỉ, và cứ lặp đi lặp lại cho đến khi nào hoàn thành được mục tiêu mình đề ra. Phương pháp này rất có hiệu quả trong việc tăng năng suất làm việc trong một thời gian ngắn và loại bỏ cảm giác mệt mỏi.

Mỗi ngày mình đặt ra một tiêu chí là hoàn thành một hiệp pomodoro (25 phút) cho việc học ngoại ngữ. Nếu ngày hôm đó mình bận, mình có thể dừng lại ở 1 hiệp 25 phút. Còn nếu mình có thời gian, mình hoàn toàn có thể học thêm vài hiệp nữa, cộng lại cũng phải được tiếng rưỡi, hai tiếng. Quan trọng là ngày nào mình cũng hoàn thành 1 hiệp 25 phút cho việc học ngoại ngữ. Đây cũng chính là cách mình duy trì thói quen học tập.

2. Sử dụng app điện thoại để quản lý thời gian học

Mình sử dụng app Forest để quản lý thời gian học tập và làm việc của bản thân. Mình chia thời lượng học tập thành các hiệp, mỗi hiệp 25 phút, theo đúng phương pháp Pomodoro, hoặc đôi khi là 60 phút 1 hiệp, tùy vào nội dung học. Kể từ lúc bấm nút “Plant” (trồng cây) là app sẽ đếm ngược thời gian, và trong khoảng thời gian đó, nếu mình thoát ứng dụng là coi như cây sẽ hỏng. Nói tóm lại, một khi “trồng cây” trong Forest là bạn sẽ không được sử dụng điện thoại và chỉ tập trung làm việc thôi.

Bạn không nhất thiết phải tìm cho bằng được cái ứng dụng này để dùng. Trên iphone và android có sẵn chức năng bấm ngược thời gian nên bạn có thể dùng nó, hoặc tìm những ứng dụng khác trên store có chức năng quản lý thời gian mà kèm theo một phần thưởng gì đó.

Ngoại trừ đợt mới bắt đầu ôn thi IELTS ra thì mình gần như không còn dùng flashcard truyền thống, thay vào đó mình sử dụng Quizlet để học từ mới. Quizlet có cả trên điện thoại và máy tính, và nếu đăng nhập tài khoản thì những gì bạn lưu lại trên máy tính cũng sẽ được lưu trong điện thoại. Mình thường xuyên gõ từng mới trên máy tính vì nó nhanh hơn, và khi rảnh thì mình lôi điện thoại ra để bật cái set đã tạo từ trước và ngồi lướt lướt khoảng 5-10 phút.

Ở đây có thể sẽ có nhiều người thắc mắc không biết nên sử dụng quizlet cho ngoại ngữ mới học như thế nào, đơn giản là vì không biết gõ ngôn ngữ đó trên bàn phím. Chính mình khi bắt đầu học tiếng Hàn cũng đã gặp phải trở ngại này, tuy nhiên ngay sau đó mình phát hiện ra được một cách rất hay, đó là sử dụng chế độ viết chữ bằng tay (handwriting) trên màn hình điện thoại, hoặc là sử dụng voice recognition (chế độ nhận biết giọng).

4. Sử dụng từ điển Nhật <–> Anh thay vì Nhật <–> Việt

Đây là một phương pháp mình áp dụng khi học tiếng Nhật. Thay vì tra từ điển Nhật – Việt, mình luôn sử dụng từ điển Nhật – Nhật hoặc Nhật – Anh. Ví dụ, khi có một từ tiếng Nhật mà mình không hiểu, mình sẽ gõ trên từ điển Nhật – Nhật hoặc Nhật – Anh, sau đó xem giải thích và nghĩa bằng tiếng Anh. Trong trường hợp mình không hiểu từ tiếng Anh thì mình lại copy nghĩa tiếng Anh đó và paste lên Cambride Dictionary để xem nghĩa giải thích bằng tiếng Anh. Chỉ khi nào phần giải thích tiếng Anh khó quá thì mình mới tra nghĩa tiếng Việt. Cách này giúp mình vừa học thêm từ vựng tiếng Nhật, vừa củng cố vốn từ tiếng Anh mà đã học kể từ hồi ôn thi IELTS.

Một số trang web từ điển mình dùng: https://ejje.weblio.jp/ – từ điển Nhật – Anh (mình tra trên này nhiều nhất) https://dictionary.goo.ne.jp/ – Thi thoảng mình dùng để tra Nhật – Nhật hoặc Nhật – Anh https://dictionary.cambridge.org/ – từ điển Anh – Anh https://j-dict.com/ – Từ điển Nhật – Việt, mình dùng để tra chữ Hán.

Mình nghĩ học ngoại ngữ nào cũng vậy. Bạn nên sử dụng sổ hoặc vở để ghi chép những gì mình đã học, từ cấu trúc ngữ pháp, cho đến mẫu câu ví dụ. Từ mới thì không cần ghi lại nếu bạn sử dụng flashcard hoặc quizlet. Ai học tiếng Nhật thì mình khuyên các bạn nên chăm chỉ viết Kanji, không cần phải nắn nót từng chữ, nhưng phải viết đi viết lại nhiều lần.