Trường Nghề Long Biên

Trường Nghề Long Biên

Kỳ thi KNN năm 2023, lần đầu tiên Trường CĐN Long Biên và TTGDNN – GDTX Long Biên kết hợp tổ chức. Đến dự có cô Nguyễn Thanh Thủy – Giám đốc TT GDTX quận Long Biên. Về phía Trường CĐN Long Biên, có thầy Nguyễn Việt Hà - Hiệu trưởng nhà trường; Cô Trần Quý Dân – Phó Hiệu trưởng,  cùng các thầy cô giáo và các bạn học sinh, sinh viên và đặc biệt là sự tham gia của 38 thí sinh.

Kỳ thi KNN năm 2023, lần đầu tiên Trường CĐN Long Biên và TTGDNN – GDTX Long Biên kết hợp tổ chức. Đến dự có cô Nguyễn Thanh Thủy – Giám đốc TT GDTX quận Long Biên. Về phía Trường CĐN Long Biên, có thầy Nguyễn Việt Hà - Hiệu trưởng nhà trường; Cô Trần Quý Dân – Phó Hiệu trưởng,  cùng các thầy cô giáo và các bạn học sinh, sinh viên và đặc biệt là sự tham gia của 38 thí sinh.

"Đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công"

Rất nhiều người đã thành công từ 1 hoặc nhiều nghề khác nhau.

Lựa chọn con đường dẫn đến thành công là do bạn!

Bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn học nghề gì phù hợp với năng lực bản thân?

Học nghề gì dễ xin việc ? Học nghề gì để thu nhập cao? Học nghề gì phù hợp với xu thế xã hội hiện nay? Học phí và thời gian học để ra nghề mất bao lâu?

Hãy cùng tham khảo 4 nghề sửa chữa đang là xu thế ứng dụng cao nhất hiện nay!

Lĩnh vực sửa chữa ô tô đang là một trong những nghề thiếu hụt “nhân lực chuyên sâu” trầm trọng. Chọn học Nghề sửa chữa ô tô chưa bao giờ là một lựa chọn sai lầm, vì nó sẽ mang tới cho bạn nhiều cơ hội làm việc hấp dẫn, lương cao và dễ dàng phát triển sự nghiệp trong tương lai!.

Theo thông kê của Sở giao thông vận tải TP.HCM cho biết, tính tới tháng 10 năm 2020, TP đang quản lý hơn 8.243 triệu phương tiện. Trong đó, có tới gần 800.000 chiếc xe ô tô và bình quân mỗi ngày có khoảng 130 xe được đăng ký mới.

Khi lượng xe ô tô ngày càng được tiêu thụ nhiều thì nhu cầu về bảo hành, sửa chữa cũng từ đó tăng theo khiến các ngành dịch vụ liên quan tới ô tô như Sửa chữa ô tô cũng trở thành ngành nghề “hot”.

Sau khi tốt nghiệp học viên có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, nhà máy lắp ráp, các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa ô tô với các vị trí như :

- Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng hoặc showroom của các hãng ô tô  (Toyota, Kia, Ford, Mazda…) - Thợ sửa chữa và bảo dưỡng của các Gara ô tô tư nhân - Nhân viên quản lí hệ thống xe, quản lí kĩ thuật, sửa chữa…trong các công ty như Công ty taxi Mai Linh, Taxi tải Thành Hưng , Xe bus Hà Nội… - Nhân viên đào tạo, hướng dẫn về sửa chữa ô tô trong các trường, trung tâm đào tạo nghề… - Nhân viên tại các trung tâm đăng kiểm, bảo hiểm về ô tô…

Ở Việt Nam phương tiện đi lại chủ yếu là xe máy do đó nghề sửa chữa xe máy ở Việt Nam cũng rất phát triển có thể nói đó là một nghề "ăn nên làm ra". Nắm được xu hướng đó các bạn nên chuẩn bị cho mình ngay những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về nghề sửa chữa xe máy để bắt đầu khởi nghiệp từ nghề "Không bao giờ hết việc" này.

a. Học sửa chữa xe số cao cấp, xe ga, xe phân khối lớn

Học viên được học xe số cao cấp, xe ga, xe phân khối lớn, học và thực hành trên tất cả các loại xe thông dụng và hiện đại nhất hiện nay như: Wave. Dream, vina, Jupiter, …@, Air blade, SCR, Honda, piago zip 125, Liberty. Yamaha, Suzuki……

b. Lý thuyết nguyên lý cấu tạo xe máy

- Học nguyên lý điện cơ bản: khái niệm, ý nghĩa vật lý, ký hiệu, đơn vị đo, cách đo bằng đồng hồ vạn năng,.... An toàn điện. Linh kiện điện tử: điện trở, tụ điện, cuộn dây, biến áp, điốt, - Học nguyên lý cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các hãng xe, nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ và 2 kỳ. - Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp sửa chữa các hệ thống: Hệ thống nhiên liệu, hệ thống phân phối khí, hệ thống đánh lửa, cơ cấu khuỷu trục thanh truyền, pit  tông xi lanh, hộp số, bộ ly hợp, hệ thống bôi trơn làm mát…. - Phương pháp bảo dưỡng sửa chữa xe máy: sửa chữa hệ thống phanh, giảm sóc, cổ phốt, nhông xích, vành bánh… - Cấu tạo hoạt động phương pháp sửa chữa mạch điện (mạch điện chiếu sáng, ổn áp, nạp ác quy, mạch đèn số, đèn phanh, mạch còi, mạch báo xăng, mạch khởi động…)

c. Thực hành sửa chữa lắp ráp xe máy

Sửa chữa, lắp ráp, cân chỉnh, bảo trì bảo dưỡng, máy, điện, cơ các loại xe số, xe ga, xe phân phối lớn, Điều chỉnh bộ chế hòa khí, chỉnh tiết kiệm xăng các loại xe ga, hệ thống phun xăng điện tử, hệ thống đánh lửa chiếu sáng tín hiệu, hệ thống công tắc thông minh, công tơ mét điện tử, hệ thống chống trộm lắp theo xe, công tắc ngắt mạch khi xe bị nghiêng đổ…..

3. Nghề sửa chữa điện tử dân dụng

Điện dân dụng là một trong những ngành nghề dễ học, dễ thực hành theo và dễ làm nhất hiện nay. Các kỹ thuật điện dân dụng được sử dụng trong gia đình vẫn hoạt động theo các nguyên lý chung, ít thay đổi hoặc cũng có thể là không thay đổi. Chính vì vậy người học chỉ cần tham gia khóa học nghề sửa chữa điện dân dụng cấp tốc, ngăn hạn là đủ.

Nó vừa rút ngắn thời gian học tập vừa giảm thiểu và tiết kiệm học phí cũng như các chi phí ăn ở sinh hoạt khác mà vẫn đảm bảo được tay nghề, kỹ thuật chuyên môn.

Đầu tiên sẽ được học về điện điện  tử cơ bản để biết cách sử dụng đồng hồ đa năng để đo dòng, do nguồn, đo mạch...., phân biệt các linh kiện điện tử: đâu là ic, đâu là tụ điện, đâu là cuộn cảm, bóng bán dẫn... cách sử dụng mỏ hàn để hàn hút các linh kiện điện tử đó.

Học viên được học: Sửa chữa tất cả thiết bị điện dân dụng, phân tích cấu tạo, nguyên lý hoạt động, vẽ sơ đồ mạch và sửa chữa thiết bị điện nội thất:

Mạch điện cầu thang. Tính toán, thiết kế, lắp đặt mạng điện nội thất: đi nổi, đi chìm,... Đọc bản vẽ kỹ thuật. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phân tích sơ đồ và sửa chữa nồi cơm điện, bếp điện, công tơ điện, bàn là, máy bơm, ổn áp LIOA, chuông điện, adapter,.... Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phân tích sơ đồ và tính toán, quấn lại, sửa chữa quạt bàn, quạt tường, quạt cây, quạt trần, quạt thông gió, biến thế, sulvolter, mô tơ 1 pha, môtơ 3 pha, máy bơm, máy khoan, máy hàn, Lò vi sóng, bếp điện từ, bình nóng lạnh…v.v.

4. Nghề sửa chữa điện lạnh dân dụng

Hiện nay kinh tế phát triển, đời sống các hộ dân được nâng cao dần nên mỗi nhà đều có một vài các thiết bị điện lạnh cơ bản như: Tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, lò vi sóng... Nhưng do điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam việc các thiết bị này bị ẩm, hư hỏng là chuyện không thể tránh khỏi. Vậy nên nghề sửa chữa điện lạnh được hình thành để giải quyết các vấn đề hư hỏng của thiết bị điện lạnh. Học nghề sửa chữa điện lạnh đang là một nghề cực "HOT" trong một vài năm trở lại đây.    Nội dung đào tạo bạn sẽ được học điện lạnh từ cơ bản đến học điện lạnh nâng cao, bao gồm:

+ Học sửa chữa điều hòa  + Học sửa chữa máy giặt + Học sửa chữa tủ lạnh

Do kinh tế phát triển các nghề sửa chữa, bảo hành đang thiếu hụt nhân lực nên khi học nghề điện lạnh ra thì các học viên có thể làm việc tại: + Các trung tâm bảo hành như SAMSUNG, LG, DAIKIN, PANASONIC + Các cửa hàng kinh doanh, sửa chữa đồ điện tử điện lạnh + Tự mở cửa hàng + Xuất khẩu lao động

Trung bình mỗi học viên tốt nghiệp ra trường đều có mức thu nhập từ 7-15tr/ tháng nếu như đi làm tại các cơ sở bảo hành của các tập đoàn công ty lớn như SAMSUNG, LG, DAIKIN, PANASONIC...hoặc các cửa hàng sửa chữa đồ điện tử điện lạnh. Và thu nhập 20-50tr/ tháng khi tự mở cửa hàng.

Hệ Khung Gầm Toàn Cầu Subaru - SGP

Làm sao để khiến mọi cấu tạo trên nên an toàn hơn? Đó là, Bộ khung cứng vững.

Hệ Dẫn Động 4 Bánh Toàn Thời Gian S-AWD

Tại sao phải cần S-AWD? Công nghệ thách thức mọi điều kiện địa hình.

Cân bằng vượt trội. Động cơ Boxer là "trái tim" của mọi mẫu xe Subaru trong suốt 50 năm.