Xuất Khẩu Ớt Sang Hàn Quốc

Xuất Khẩu Ớt Sang Hàn Quốc

Cục Bảo vệ thực vật đã làm việc với cơ quan về an toàn thực phẩm của Hàn Quốc và Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam). Đến trước ngày 27/6, chưa có thông báo nào của cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc về cấm nhập hay thu hồi các lô ớt khô của Việt Nam. Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, để xuất khẩu được ớt khô sang thị trường này, một trong điều kiện tiên quyết là các lô hàng phải lấy mẫu và đưa mẫu vào các phòng kiểm định mà thị trường đó cho phép. Doanh nghiệp đã xuất khẩu sản phẩm nông sản sang thị trường nào phải có trách nhiệm tìm hiểu kỹ các quy định của thị trường đó. Các quy định đó luôn được các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật trên các website. Ngày 29/6, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Công ty TNHH Long Thành; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương; các Chi cục Kiểm dịch thực vật về việc truy xuất lô hàng ớt xuất khẩu Hàn Quốc. Cục Bảo vệ thực vật nhận được thông tin cảnh báo từ Văn phòng SPS Việt Nam về việc Cơ quan An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc phát hiện sản phẩm ớt đỏ khô của Công ty TNHH Long Thành xuất khẩu sang Hàn Quốc vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Theo yêu cầu của nước nhập khẩu và quy định của Việt Nam về truy xuất an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu bị cảnh báo, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Công ty TNHH Long Thành tuân thủ các nội dung quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 12 năm 2021 về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, công ty phải thực hiện điều tra nguyên nhân, truy xuất các lô hàng bị cảnh báo, rà soát toàn bộ hồ sơ, quy trình sản xuất, thu gom, xuất khẩu của doanh nghiệp. Đồng thời tổ chức thực hiện các hành động khắc phục và áp dụng các biện pháp ngăn chặn tránh tái diễn vi phạm. Công ty gửi báo cáo kết quả thực hiện truy xuất và các biện pháp khắc phục về Cục Bảo vệ thực vật trước ngày 27/7/2023. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị đơn vị chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đôn đốc, giám sát doanh nghiệp thực hiện truy xuất các lô hàng bị cảnh báo. Cùng với đó là thẩm tra báo cáo về nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo và biện pháp khắc phục của doanh nghiệp. Kết quả kèm theo hồ sơ liên quan gửi về Cục Bảo vệ thực vật để có cơ sở thông báo tới các cơ quan liên quan trước ngày 29/7/2023. Trước đó, Văn phòng SPS Việt Nam đã có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật về thông báo của Hàn Quốc đối với sản phẩm ớt đỏ khô của Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.. Theo đó, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được thông báo của Bộ An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc đối với sản phẩm ớt đỏ khô xuất khẩu của Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Cụ thể, thông báo ngày 10/4/2023; nhà xuất khẩu là Công ty TNHH Long Thành với sản phẩm là ớt đỏ khô, sản xuất từ năm 2022; mối nguy với kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tricyclazone trong các mẫu ớt đỏ khô dao động từ 0,02-0,04 mg/kg, vượt quá mức dư lượng cho phép. Quy định của Hàn Quốc: 0,01 mg/kg. Thứ trưởng Hoàng Trung cũng cho biết, tiềm năng xuất khẩu ớt sang Hàn Quốc cũng như sang các thị trường khác đều rất tốt. Sản lượng xuất khẩu ớt hàng năm khoảng 4.000 - 5.000 tấn với khoảng 10 triệu USD. Mỗi sản phẩm đều mang một đặc thù riêng và góp phần vào kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam. Riêng với thị trường Trung Quốc, hiện ớt đang được xuất khẩu thí điểm sang thị trường này. Việt Nam và Trung Quốc đang hoàn tất các thủ tục để ký kết nghị định thư.

Cục Bảo vệ thực vật đã làm việc với cơ quan về an toàn thực phẩm của Hàn Quốc và Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam). Đến trước ngày 27/6, chưa có thông báo nào của cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc về cấm nhập hay thu hồi các lô ớt khô của Việt Nam. Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, để xuất khẩu được ớt khô sang thị trường này, một trong điều kiện tiên quyết là các lô hàng phải lấy mẫu và đưa mẫu vào các phòng kiểm định mà thị trường đó cho phép. Doanh nghiệp đã xuất khẩu sản phẩm nông sản sang thị trường nào phải có trách nhiệm tìm hiểu kỹ các quy định của thị trường đó. Các quy định đó luôn được các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật trên các website. Ngày 29/6, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Công ty TNHH Long Thành; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương; các Chi cục Kiểm dịch thực vật về việc truy xuất lô hàng ớt xuất khẩu Hàn Quốc. Cục Bảo vệ thực vật nhận được thông tin cảnh báo từ Văn phòng SPS Việt Nam về việc Cơ quan An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc phát hiện sản phẩm ớt đỏ khô của Công ty TNHH Long Thành xuất khẩu sang Hàn Quốc vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Theo yêu cầu của nước nhập khẩu và quy định của Việt Nam về truy xuất an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu bị cảnh báo, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Công ty TNHH Long Thành tuân thủ các nội dung quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 12 năm 2021 về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, công ty phải thực hiện điều tra nguyên nhân, truy xuất các lô hàng bị cảnh báo, rà soát toàn bộ hồ sơ, quy trình sản xuất, thu gom, xuất khẩu của doanh nghiệp. Đồng thời tổ chức thực hiện các hành động khắc phục và áp dụng các biện pháp ngăn chặn tránh tái diễn vi phạm. Công ty gửi báo cáo kết quả thực hiện truy xuất và các biện pháp khắc phục về Cục Bảo vệ thực vật trước ngày 27/7/2023. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị đơn vị chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đôn đốc, giám sát doanh nghiệp thực hiện truy xuất các lô hàng bị cảnh báo. Cùng với đó là thẩm tra báo cáo về nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo và biện pháp khắc phục của doanh nghiệp. Kết quả kèm theo hồ sơ liên quan gửi về Cục Bảo vệ thực vật để có cơ sở thông báo tới các cơ quan liên quan trước ngày 29/7/2023. Trước đó, Văn phòng SPS Việt Nam đã có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật về thông báo của Hàn Quốc đối với sản phẩm ớt đỏ khô của Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.. Theo đó, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được thông báo của Bộ An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc đối với sản phẩm ớt đỏ khô xuất khẩu của Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Cụ thể, thông báo ngày 10/4/2023; nhà xuất khẩu là Công ty TNHH Long Thành với sản phẩm là ớt đỏ khô, sản xuất từ năm 2022; mối nguy với kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tricyclazone trong các mẫu ớt đỏ khô dao động từ 0,02-0,04 mg/kg, vượt quá mức dư lượng cho phép. Quy định của Hàn Quốc: 0,01 mg/kg. Thứ trưởng Hoàng Trung cũng cho biết, tiềm năng xuất khẩu ớt sang Hàn Quốc cũng như sang các thị trường khác đều rất tốt. Sản lượng xuất khẩu ớt hàng năm khoảng 4.000 - 5.000 tấn với khoảng 10 triệu USD. Mỗi sản phẩm đều mang một đặc thù riêng và góp phần vào kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam. Riêng với thị trường Trung Quốc, hiện ớt đang được xuất khẩu thí điểm sang thị trường này. Việt Nam và Trung Quốc đang hoàn tất các thủ tục để ký kết nghị định thư.

Hoà Bình: Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Cập nhật lúc 23:06, Thứ sáu, 29/03/2024 (GMT+7)

Cuối tháng 3/2024, Sở NN&PTNT tỉnh Hoà Bình phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình; Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo Đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc.

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh đã có một số doanh nghiệp liên kết xây dựng vùng trồng và tiêu thụ sản phẩm ớt. Sau thời gian khảo nghiệm, đánh giá, lựa chọn giống ớt phù hợp và tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến, đến nay sản phẩm ớt muối chua của tỉnh đã đủ điều kiện để xuất khẩu. Tại địa bàn TP Hòa Bình, Công ty Tiến Ngân đã trực tiếp xây dựng vùng trồng ớt, ớt được trồng trên đất tơi xốp, thoát nước có sử dụng màng phủ; trong quá trình chăm sóc sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp sinh học. Sau khi thu hoạch, ớt được sơ chế, muối chua theo công thức đặt hàng của doanh nghiệp đối tác tại Hàn Quốc là Công ty Tomas. Lô sản phẩm ớt chỉ địa này là lô đầu tiên của công ty được xuất khẩu theo đặt hàng từ đối tác nước ngoài, kể cả về chủng loại giống, kỹ thuật sơ chế, chế biến, đóng gói đều đã đáp ứng yêu cầu của đối tác.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, nhu cầu của doanh nghiệp Hàn Quốc cần nhập khẩu khoảng 4.000 tấn ớt muối chua/năm. Năm 2024, Công ty Tiến Ngân dự kiến sẽ xuất khẩu 150 tấn ớt. Do đó, từ nay đến cuối năm, ngành nông nghiệp tỉnh phấn đấu mở rộng khoảng 50 ha diện tích trồng ớt chỉ địa phục vụ cho xuất khẩu, tập trung tại các huyện: Lương Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi và TP Hòa Bình.

Cũng tại hội nghị, đại diện Công ty Tiến Ngân (TP Hòa Bình) và Công ty Tomas đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược trong phát triển chuỗi sản phẩm ớt muối xuất khẩu./.