Học phần một khái niệm rất gần gũi với các bạn sinh viên tại các trường ĐH. Tuy nhiên, nó là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ với các bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là học sinh THPT. Vậy học phần là gì? Có mấy loại học phần? Mỗi học phần có bao nhiêu chỉ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Học phần một khái niệm rất gần gũi với các bạn sinh viên tại các trường ĐH. Tuy nhiên, nó là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ với các bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là học sinh THPT. Vậy học phần là gì? Có mấy loại học phần? Mỗi học phần có bao nhiêu chỉ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Trên đây là những thông tin cần biết về học phần là gì và phân loại học phần. Trong một học phần có 2 - 4 tín chỉ (chỉ). Vậy hiểu một cách chính xác, tín chỉ là gì, hãy cùng Việc làm Hà Nội tìm hiểu nhé.
Tín chỉ là đơn vị dùng để tính khối lượng kiến thức học tập của sinh viên theo hệ thống ECTS (European Credit Transfer and Accumulation System). Tùy thuộc vào quy định của từng CSĐT ở Việt Nam, 1 tín chỉ tương đương với 1,42 - 3 tín chỉ của hệ thống này.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể đo một tín chỉ bằng:
Trong một năm học, có thể tổ chức đào tạo từ 2 - 3 học kỳ. Mỗi chương trình đào tạo của ngành học không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức.
Theo ban hành chuẩn của Bộ GD&ĐT, khối lượng tín chỉ mà sinh viên được đăng ký trong 1 kỳ học sẽ tùy thuộc vào từng chương trình học. Tuy nhiên, theo quy định, trong một kỳ, sinh viên không thể đăng kỳ ít hơn 14 tín chỉ (trừ kỳ học cuối: thực tập tốt nghiệp) và không vượt quá 25 tín chỉ; kỳ hè số lượng tín chỉ đăng ký không vượt quá 12.
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn, các bạn cũng đã biết được học phần là gì và giải đáp được câu hỏi đầu bài rồi đúng không. Hy vọng, bài viết này sẽ là hành trang hữu ích cho các bạn, đặc biệt là những bạn đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa Đại học.
Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Kiến thức trong mỗi học phần được thiết kế kiểu mô đun theo từng môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học thành một môn học mới. Mỗi học phần được ký hiệu bằng một mã riêng do Trường qui định.
Cùng phân biệt module và credit nha!
- Học phần (module) là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập.
Ví dụ: Each module must be marked with a unique code specified by the school.
(Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.)
- Tín chỉ (credit) là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể.
Ví dụ: For theory courses one credit is one hour of class per week and lasts for a semester of 15 weeks.
(Đối với các môn học lý thuyết một tín chỉ là một giờ lên lớp trong một tuần và kéo dài trong một học kì 15 tuần.)
Để một số trường ĐH ở Việt Nam, các học phần sẽ được chia thành học phần bắt buộc, tự chọn, tiên quyết,... Mỗi học phần lại có một đặc điểm đặc thù:
Chắc hẳn, khi xem khái niệm học phần là gì, các bạn cũng đã phần nào hiểu được học phần bắt buộc là như thế nào rồi đúng không.
Đây là học phần chứa những nội dung kiến thức trọng tâm của chuyên ngành. Thể hiện những nội dung đặc trưng của ngành học, vì vậy, học sinh bắt buộc phải tự mình trải nghiệm và tích lũy kiến thức. Nội dung của học phần bắt buộc là cơ sở để sinh viên có kiến thức căn bản và tiếp thu những phần khác của các học phần khác.
Học phần tự chọn chứa đựng những nội dung kiến thức mà học sinh có lẽ sẽ cần, muốn tìm hiểu thêm ngoài chuyên ngành của bản thân. Mục đích nhà trường đưa học phần tự chọn vào chương trình đào tạo là để đa dạng hóa kiến thức của sinh viên. Giúp học sinh định hướng nghiên cứu hoặc việc làm cho sinh viên sau khi ra trường hoặc hoàn thành đủ các tín chỉ theo quy định.
Học phần tương đương là một hoặc một nhóm các học phần nằm trong chương trình đào tạo của một ngành khác tại trường được phép tích lũy theo cho một hay một nhóm của học phần trong chương trình đào tạo của ngành đào tạo.
Đây là khái niệm được sử dụng khi nói đến một học phần có trong chương trình đào tạo nhưng hiện tại không còn được dạy nữa và được thay bằng một học phần khác đang được dạy ở trường.
Các học phần thay thế hoặc tương đương do khoa quản lý chuyên môn đề xuất và là các học phần bổ sung cho chương trình đào tạo của ngành.
Đến đây, có lẽ nhiều bạn sẽ thắc mắc điểm khác biệt của hai học phần là gì giữa tương đương và thay thế? Khác biệt duy nhất là ở học phần tương đương, hai học phần có giá trị tương đương nhau đều còn được giảng dạy tại trường, còn ở học phần thay thế thì một học phần đã không còn được giảng dạy và được thay thế bởi học phần mới.
Học phần tiên quyết là học phần bắt buộc phải hoàn thành trước khi đăng ký học mới. Cụ thể học phần A là học phần tiên quyết cho học phần B khi sinh viên muốn học học phần B thì bắt buộc phải hoàn thành A. Học phần tiên quyết A chứa những kiến thức cơ bản để học được học phần B.
Việc phân biệt các loại học phần sẽ giúp cho sinh viên có thể biết được đâu là học phần mình bắt buộc phải học, học phần nào phải học trước, học phần nào được tự chọn,... Và có thể tự thiết kế lộ trình học tập cho mình, theo kịp tiến độ đào tạo để ra trường.